Trồng rau thủy canh nước sâu: Mô hình thoát nghèo cho nông dân

Trong những năm gần đây, các mô hình trồng rau sạch nở rộ và được người nông dân vô cùng hưởng ứng khi đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.

Tuy nhiên, các mô hình trồng rau sạch vốn đa dạng và không phải địa phương nào cũng có thể “rập khuôn” máy móc các mô hình sản xuất của nhau. Mô hình trồng rau thủy sinh nước sâu cũng là một phương thức sản xuất mới rất đáng để bà con nông dân tham khảo trong tiến trình phát triển kinh tế nông hộ, giảm nghèo bền vững tại các địa phương.

Nhiều ưu điểm vượt trội…

Theo Viện nghiên cứu giống và cây trồng Trung ương, mô hình thủy canh xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình này lại ít được quan tâm đầu tư nghiên cứu, phát triển bởi nhiều lí do khác nhau.  

Thực tế, mô hình trồng rau sạch tại Việt Nam bằng phương pháp thủy canh hiện đang được ứng dụng nhiều trong những năm gần đây, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ do diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp mọc lên. Về kĩ thuật, có khá nhiều kỹ thuật trồng rau thủy canh hiện đại, thông dụng được ứng dụng trong thực tế như thủy canh màng mỏng, hồi lưu, tĩnh, dạng bấc, nhỏ giọt, khí canh…

 

{keywords}
Mô hình trồng rau thủy canh nước sâu được coi là khá tiến bộ khi áp dụng triệt để KHCN vào sản xuất rau sạch hiện nay

Tuy nhiên, mô hình thủy canh nước sâu (TCNS) được rất nhiều nước áp dụng như Isarel, Nhật Bản… thì lại ít được áp dụng tại Việt Nam, mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các mô hình thủy canh đang được triển khai đại trà hiện nay ở Việt Nam. Theo TS Nguyễn Văn Việt, Viện nghiên cứu giống và cây trồng Trung ương:  Hệ thống TCNS hay còn gọi là thủy canh bọt, thủy canh bè có nhiều ưu điểm về năng suất và khả năng phòng chống bệnh cho cây trồng. Đáng chú ý, trong canh tác nước sâu, mọi dinh dưỡng đều đã được cung cấp sẵn cho cây trồng, rau hút trực tiếp chất dinh dưỡng và lớn nhanh, nên năng suất cao hơn 25% so với canh tác thông thường.

 Đứng trên góc độ doanh nghiệp cung ứng và chuyển giao công nghệ, ông Đặng Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Đại Hưng cho biết: Mô hình TCNS xuất hiện khá lâu trên thế giới. Từ năm 2020, mô hình này được một số doanh nghiệp chuyên canh rau lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan cải tiến áp dụng đại trà, đẩy mạnh quá trình tự động hóa hoàn toàn nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người sản xuất. Cũng từ đầu năm 2020 này, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã bắt đầy thí điểm mô hình này khi có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, phát triển và bước đầu thu được kết quả tốt.

 “Sau khi triển khai thí điểm chúng tôi nhận thấy mô hình TCNS có thể áp dụng triển khai được ở Việt Nam bởi những ưu điểm như chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với mô hình thủy canh dạng ống nằm ngang đang được triển khai đại trà ở trong nước. Mô hình này cũng có thể hoàn toàn áp dụng để triển khai cho khu vực nông thôn vì tổng mức đầu tư thấp; các khâu kĩ thuật trong trồng, chăm sóc, quản lý, thu hoạch tự động hóa hoàn toàn nhưng không quá phức tạp, hoàn toàn phù hợp với người nông dân tại các địa phương”, ông Dũng nói.

Mô hình thoát nghèo cho nông dân

Phân tích sâu hơn về công nghệ TCNS, ông Dũng cho biết mô hình thủy canh ống nằm ngang rất khó có thể tự động hóa nên tốn khá nhiều cho chi phí nhân công trồng, thu hoạch và quản lý trang trại. Trong khi đó, năng suất, chất lượng so với trồng rau thủy canh màng mỏng là tương đương nhau, nhưng nếu TCNS nếu được đầu tư tự động hóa hoàn toàn thì giảm được chi phí nhân công khá nhiều. Chính những ưu điểm này nên mô hình TCNS chắc chắn sẽ phát triển ở Việt Nam nếu các địa phương chủ động tham gia mô hình.

 Nói thêm về chất lượng rau được trồng theo mô hình TCNS, ông Dũng cho biết việc chuyển giao công nghệ này cho nông dân không mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó rau sạch được trồng theo công nghệ TCNS đảm bảo chất lượng và năng suất cao, đem lại giá trị kinh tế cho người trồng trông thấy so với các phương pháp canh tác truyền thống. Tuy nhiên, hệ thống TCNS cũng có một số nhược điểm nhất định như: dễ sinh tảo, mất cân bằng dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng chìm hoặc bị tạo bọt quá mức. Chính vì vậy, đây cũng là lí do khiến một số hộ nông dân khi áp dụng chưa thực sự sẵn sàng.

 Nói về xu hướng phát triển của mô hình trồng rau TCNS ông Dũng cho rằng, ở Việt Nam hiện mô hình này được coi là phù hợp với kinh tế nông hộ. Nhưng nếu phát triển theo hướng chuyên canh và mở rộng vùng sản xuất như các nước tiến tiến đang làm thì sẽ là cả chặng đường. Cụ thể, để phát triển mô hình TCNS bền vững các nông dân sẽ cần phải được những chuyên gia về nông học, dinh dưỡng, sâu bệnh… hợp tác cùng nghiên cứu và “cầm tay chỉ việc” cho nông dân. Bởi trồng rau thủy canh nói chung, TCNS nói riêng thì khâu khó nhất là điều hòa được dinh dưỡng cho cây. Do đó, để không chỉ rau sạch mà sau này là các loại cây trồng khác trồng theo mô hình này có đủ hàm lượng dinh dưỡng, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là cả quá trình dài. Nhưng nếu thành công, đây sẽ là mô hình thoát nghèo cho người nông dân tại các địa phương.

Nam Phương

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !