Các dự án thành phần và số vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2030

Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) được Chính phủ trình Quốc hội bao gồm những dự án thành phần và số vốn cụ thể.

{keywords}
Đường bê tông hoá ở Hà Giang (Ảnh: N. Huyền) 

Sáng 28/5, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trình bày Tờ trình về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030 trước các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV.

Chương trình gồm những dự án thành phần nào?

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, chương trình gồm 10 dự án thành phần gồm:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số.

Dự án 2: Sắp xếp, quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Dự án bao gồm các tiểu dự án cụ thể:

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tiểu dự án 2: Đầu tư, phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, vùng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế - xã hội: mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự án bao gồm các tiểu dự án cụ thể:

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, trường Phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình. Dự án bao gồm các Tiểu dự án cụ thể:

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiểu dự án 2: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, việc tổ chức thực hiện chương trình.

Tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình

Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025: tối thiểu 137.664,95 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: tối thiểu 104.954,01 tỷ đồng; Vốn đầu tư phát triển: tối thiểu 50.629,16 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: tối thiểu 54.324,85 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí mua bảo hiểm y tế; hỗ trợ tiền ăn ở của học sinh địa bàn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực và các chính sách thuộc ngân sách địa phương).

Ngân sách địa phương: 10.016,72 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển: 2.388,69 tỷ đồng;

Vốn sự nghiệp: 7.628,03 tỷ đồng.

Vốn tín dụng chính sách: 19.727,02 tỷ đồng;

Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,20 tỷ đồng;

Trong quá trình điều hành, đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.

Tổng vốn thực hiện giai đoạn 2026-2030: dự kiến 134.270,70 tỷ đồng. Theo đó, trên cơ sở đánh giá thực hiện chương trình giai đoạn I (2021 - 2025), Chính phủ trình Quốc hội quyết định về nguồn lực thực hiện giai đoạn II (2026 – 2030).

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !