Hà Nội: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác dân tộc

Đối tượng bồi dưỡng kiến thức bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc.

{keywords}
Hà Nội lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho tất cả các cán bộ làm công tác dân tộc (Ảnh minh họa: N. Huyền)

Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai.

Theo đó, đối tượng bồi dưỡng kiến thức gồm cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

Sẽ có 4 nhóm đối tượng cụ thể được bồi dưỡng kiến thức. Trong đó, nhóm đối tượng 1: Bí thư Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND TP; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP.

Nhóm đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc các sở, cơ quan tương đương sở; Trưởng, phó ban, ngành trực thuộc Thành ủy; Trưởng phó, ban ngành trực thuộc HĐND, UBND TP; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc Thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện; Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhóm đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, phó ban, ngành trực thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT, THCS, tiểu học nội trú, bán trú trên địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan thành phố, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

UBND TP Hà Nội giao Ban Dân tộc là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan và UBND các huyện trong việc xác định cụ thể các nhóm đối tượng cần được bồi dưỡng.

Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, Ban Dân tộc TP Hà Nội thời gian qua đã tham mưu cho UBND TP ban hành nhiều Chương trình hành động phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi của Thủ đô. Xây dựng kế hoạch công tác đến toàn thể đội ngũ cán bộ. Duy trì nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và phương châm “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả).

Để triển khai thực hiện “Kế hoạch phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi Thủ đô giai đoạn 2015 - 2020” theo phương châm “5 rõ”, lãnh đạo Ban Dân tộc đã đề ra chương trình hành động, giao chỉ tiêu định mức cụ thể cho từng phòng, ban để giám sát thực hiện các hạng mục chương trình tại cơ sở đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc Hà Nội luôn rà soát, triển khai nhiệm vụ công tác đến toàn thể đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ Thành phố đến cơ sở, chủ động lồng ghép các nguồn lực để triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách đối với vùng miền núi, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư để Nhân dân vùng DTTS biết, tham gia, quản lý.

Thường xuyên đánh giá kết quả chính sách dân tộc đã ban hành để kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành mới các chính sách đặc thù phù hợp, nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, có giải pháp cụ thể về huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc; chú trọng hỗ trợ cho người dân vùng DTTS được vay vốn ưu đãi… tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Với kế hoạch, mục tiêu cụ thể, cách làm sáng tạo, việc thực hiện chính sách dân tộc của Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. Các xã vùng DTTS, miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn; cơ sở vật chất như trường học, đường, điện được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu phát triển của đời sống người dân.

P.V

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !