Quốc hội thảo luận tại hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 12/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

{keywords}
Nỗ lực thu hẹp khoảng cách miền núi với miền xuôi (ảnh minh họa: Đỗ Tiến Sỹ) 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã chủ trì phiên thảo luận.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế thành 10 dự án nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời là giải pháp quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Dự kiến, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu hơn 137.664 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương tối thiểu hơn 104.954 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2026-2030 dự kiến hơn 134.270 tỷ đồng.

{keywords}
Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An)

Ngay đầu phiên họp, đã có 46 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu thảo luận. Các đại biểu: Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An); Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu); Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu); Phương Thị Thanh (Bắc Kạn); Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận); Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi); Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình); Tô Ái Vang (Sóc Trăng).... bày tỏ tán thành cao về sự cần thiết phải có một Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bởi đây là vùng trũng về KT- XH của đất nước, kéo dài trong rất nhiều năm chậm được khắc phục. Việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH  vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.

Đồng thời các đại biểu tham luận làm rõ thêm một số nội dung: Bảo đảm kinh phí đầu tư các dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án thực sự cần thiết, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho vùng "lõi nghèo", đặc biệt khó khăn, tránh dàn trải, lãng phí; bảo đảm kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp; quan tâm đầu tư các dự án mang tính hỗ trợ về cơ chế, phát huy tính tự lực, tự cường của người dân; làm rõ sự liên kết giữa chương trình mục tiêu này với 2 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững) nhằm bảo đảm tính đồng bộ, khả thi; triển khai các mô hình cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; gắn chính sách đào tạo với sử dụng cán bộ y tế; bổ sung các giải pháp căn cơ để bảo vệ phụ nữ, trẻ em; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá xã, thôn đặc biệt khó khăn phù hợp với đặc thù vùng; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi;..

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đoàn Đắk Lắk) đề nghị Chính phủ xem xét tăng vốn đầu tư phát triển cho chương trình để giảm khó khăn về nguồn vốn của các địa phương.

Trong khi đó, đại biểu Phương Thị Thanh (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng, hiện Chính phủ chưa ban hành bộ tiêu chí mới phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển nên chưa có số liệu chính xác về số xã, thôn thuộc phạm vi điều chỉnh của chương trình. Đại biểu cho rằng, Chính phủ cần xem xét tiêu chí phân định xã đặc biệt khó khăn để không có sự chênh lệch thực tế, chênh lệch giữa các vùng miền.

Các đại biểu cũng đề nghị xây dựng lộ trình theo giai đoạn, xác định việc làm cụ thể, chọn một số dự án trọng tâm, trọng điểm, cấp thiết, mang tính dẫn dắt để làm trước thay vì thực hiện cả 10 dự án của chương trình.

Theo các đại biểu, chương trình cần tạo cơ chế quan tâm hơn đến các dân tộc ít người, công tác giáo dục, y tế, bình đẳng giới, xây dựng giao thông nông thôn, bảo tồn nét văn hóa dân tộc… tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời phòng, chống tiêu cực trong thực hiện chương trình.

Làm rõ một số nội dung được các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Đỗ Văn Chiến cho biết, Chính phủ sẽ cơ cấu lại nguồn vốn một cách hợp lý hơn, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó, các địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất, nỗ lực cao nhất để đạt được mục tiêu của chương trình.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các địa phương và người dân quyết định mô hình đầu tư để bảo đảm hiệu quả cao nhất theo phương châm “dân cần, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”, Nhà nước chỉ hướng dẫn, cung cấp thông tin chứ không làm thay.

Với 25 đại biểu được tham gia góp ý trực tiếp tại hội trường, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết đây đều là những ý kiến xác đáng, tập trung vào những vấn đề cấp bách để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14. Quốc hội cũng nhất trí phải có Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !