Phú Yên quyết tâm "không để ai bị bỏ lại phía sau"

Các địa phương xây dựng các mô hình giảm nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất.

Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phan Đình Phùng tại hội nghị tổng kết việc thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh diễn ra vào ngày 10/9.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo đó, sau khi lắng nghe nghe báo cáo kết quả triển khai công tác giảm nghèo từ lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh báo cáo kết hợp với các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Phùng chỉ đạo trong thời gian tới Sở LĐ&TBXH tỉnh cần tập trung phối hợp thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2020, đề nghị các cấp, ngành cần tập trung vào việc triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội năm 2020.

Ông Phùng cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tăng cường sự chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo, nhất là công tác đánh giá, điều tra rà soát hộ nghèo và cận nghèo cuối năm, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, không để xảy ra sai sót. Tiến hành tổng kết, đánh giá Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn, xác định rõ nguyên nhân nghèo từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Các địa phương xây dựng các mô hình giảm nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm.

Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp nhất là cấp cơ sở để đảm bảo việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương một cách đồng bộ.

Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên cũng giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực BCĐ  Chương trình MTQG giảm nghèo tỉnh), trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về khung chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng tốt Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trình cấp thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện.

Tập trung triển khai việc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020 theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Đối với  các Sở, ngành (thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh), Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu tiếp tục triển khai các dự án, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo chuẩn mới áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, theo hướng tập trung, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và đi vào những nội dung cụ thể, ưu tiên cho các địa phương có số lượng hộ nghèo cao, nhất là vùng miền núi đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng các chương trình lồng ghép giữa giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương đặc biệt là các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn…

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã nghèo đặc biệt khó khăn, xã nghèo vùng bãi ngang ven biển, xã, thôn/buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo các công trình phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế-xã hội cho người dân nói chung và người nghèo ở các vùng dự án.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát theo địa bàn được phân công, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, giúp địa phương thực hiện tốt các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phó Chủ tịch tỉnh cũng  đề nghị Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị-xã hội tiếp tục phối hợp, tuyên truyền vận động, huy động nguồn lực cộng đồng chung tay thực hiện công tác giảm nghèo để góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát đối với việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Phú Yên đã tặng bằng khen cho 23 tập thể và 21 cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua "cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

H. Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !