Nông dân Hà Nam tăng diện tích trồng rau sạch trong nhà lưới

Cũng giống như các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với KHCN đang là xu thế tất yếu. 

Những năm gần đây mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới được nông dân Hà Nam bắt đầu thí điểm và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân.

 Một mô hình phù hợp

Theo ông Kiều Hữu Bình, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nam, kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới là một kỹ thuật đang được nhiều người ứng dụng thực hiện trồng ở quy mô ở nhiều địa phương phía nam. Tuy nhiên, với Hà Nam đây là mô hình khá mới mẻ và được một số hộ nông dân bắt đầu triển khai từ năm 2019 tại các huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Lý Nhân.

 Về nguyên lý, kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới có thể trồng được rau sạch, rau hữu cơ để đáp ứng nhu cầu rau sạch cho thị trường, là một xu thế tất yếu trong canh tác nông nghiệp sạch, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm an toàn đang ngày càng cao của người dân. Trong khi đó, kĩ thuật chăm sóc không quá khó, chi phí xây dựng các nhà lưới trồng rau sạch không quá cao nên đây được coi là mô hình phù hợp.

{keywords}
Mô hình trồng rau trong nhà lưới đang được nông dân tại Hà Nam mở rộng sản xuất

 Về chi phí, vật tư làm nhà lưới rất đơn giản (bao gồm trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động), đáp ứng được điều kiện khí hậu mưa nắng thất thường ở miền Bắc. Trung bình mỗi nhà lưới có “tuổi thọ” sử dụng khoảng 10 năm. Tuy nhiên, với lưới cước bao bọc bên ngoài thì từ 2 – 3 năm phải thay mới một lần. So với các mô hình nhà kính, nhà lồng… thì mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới có chi phí thấp hơn rất nhiều.

 Về kĩ thuật canh tác, mô hình nhà lưới cũng như các mô hình khác, phía trong nhà lưới nông dân có thể trông rau truyền thống hoặc trồng thủy canh… tùy theo nhu cầu của thị trường và khả năng của nông dân. Thực tế, các loại rau sạch được trồng trong nhà lưới nếu chống được sự xâm nhập của các loại thiên địch gây hại cho rau, bón phân hữu cơ và điều tiết được quá trình sinh trưởng thì giá thành sản phẩm cao hơn rất nhiều so với trồng rau truyền thống. Bởi nhà lưới có tác dụng chính là ngăn sâu bệnh xâm nhập, chỉ cần 100 con sâu tơ lọt vào trong nhà lưới, mỗi con đẻ 200 trứng thì vườn rau của nông dân sẽ… không còn gì.

 Trong khi đó về lợi thế kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới ít tốn công chăm sóc hơn nhiều so với trồng rau truyền thống. Bởi, điều kiện sinh trưởng của rau trong nhà lưới được bảo vệ trước các tác động của thời tiết (ánh sáng trực tiếp, gió, mưa làm dập nát lá rau), sâu bệnh… kết hợp với hệ thống tưới tự động nên sẽ giảm chi phí cho nhân công rất nhiều. Chính vì vậy, mô hình trồng rau trong nhà lưới đang được nông dân tại Hà Nam tích cực mở rộng diện tích canh tác.

 Còn đó những khó khăn…

Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ mô hình nông nghiệp nào, trồng rau nhà lưới cũng có những nhược điểm nhất định. Những khó khăn trong sản xuất hay đầu ra cho sản phẩm vốn là bài toán nan giải cho nông dân, không chỉ với nông dân Hà Nam.

 Cụ thể, về kĩ thuật canh tác rau trong nhà lưới. Nếu nhà lưới được che kín quá thì sẽ gây hiệu ứng nhà kính nên cần dùng lưới có mắt nhỏ nhưng nếu che phủ không kín thì sẽ không có nhiều tác dụng. Vào mùa nóng, nếu không được thông gió tốt, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 1-2 độ C, ảnh hưởng đến sự phát triển của rau.

 Ngoài ra, trồng rau trong nhà lưới cũng phải hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc và phun tưới. Bởi không phải lúc nào cũng phun sương được, phun ít rau khô héo nhưng phun nhiều thì rau dễ bị ẩm gốc… Ngoài ra, mô hình nhà lưới cũng bị hạn chế ở diện tích canh tác. Nếu các hộ nông dân không tính toán chính xác diện tích nhà lưới và diện tích cây trồng thì sẽ rất dễ phát sinh nấm bệnh. Và cuối cùng là dầu ra cho sản phẩm. Mặc dù rau sạch và các mô hình trồng rau sạch đang là xu hướng nhưng để rau sạch được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và có đầu ra ổn định thì còn là cả quá trình lâu dài trong xây dựng thương hiệu các vùng rau an toàn tại Hà Nam hiện nay.

Nam Phương

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !