Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80 ở Đắk Lắk

55.755 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, hàng nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở và sự chung tay của nhiều hội, đoàn thể giúp Đắk Lắk đạt nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc thực hiện chính sách giảm nghèo chung theo Nghị quyết 80 tính đến hết tháng 7 trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả.

Cụ thể, về tín dụng ưu đãi, tỉnh đã giải quyết cho vay đối với 55.755 hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với doanh số cho vay 1.686.893 triệu đồng. Doanh số thu nợ 1.222.488 triệu đồng; tổng dư nợ đạt 4.828.802 triệu đồng, số khách hàng dư nợ 200.853 hộ. Trong đó, dư nợ hộ nghèo là 1.337.979 triệu đồng, với 47.196 hộ. Nợ quá hạn 3.804 triệu đồng, chiếm 0,08%.

{keywords}
Nhiều kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80 ở Đắk Lắk. (Ảnh: Báo dân sinh)

Tỉnh đã tổ chức 50 lớp tập huấn khuyến nông, nâng cao năng lực cho 2.000 lượt người tham gia. Trong đó, có 718 lượt người thuộc hộ nghèo; xây dựng 24 mô hình trình diễn, với 698 lượt người tham gia, trong đó có 5 lượt người thuộc hộ nghèo. Triển khai 27 lớp tập huấn về hoạt động phát triển thủy sản cho 861 lượt người tham gia, trong đó có 305 lượt người thuộc hộ nghèo. Tiến hành thả bổ sung 52.600 con cá giống tại các thủy vực giúp tái tạo lại nguồn lợi thủy sản và giúp người dân khai thác cá sống quanh các thủy vực duy trì được nguồn sinh kế ổn định và bền vững. Kinh phí thực hiện là 476,75 triệu đồng.

Tỉnh cũng tổ chức đào tạo nghề cho 4.431 lao động nông thôn; trong đó, đào tạo phi nông nghiệp là 2.821 người, đào tạo nông nghiệp là 1.610 người; kinh phí thực hiện là 16.483 triệu đồng.

Hỗ trợ về y tế, toàn tỉnh đã cấp 971.814 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng do ngành Lao động - Thương binh và xã hội quản lý được ngân sách hỗ trợ, với số tiền là 747.597 triệu đồng. Số người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 1.333.153 lượt người, với số tiền 662.918 triệu đồng.

Đối với giáo dục, đào tạo, thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, chi phí học tập, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở… toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 24.267 lượt học sinh, sinh viên với kinh phí thực hiện 29.653 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng 1.638/2.605 căn nhà, đạt 62,88% kế hoạch, kinh phí thực hiện là 59.689 triệu đồng.

Ngành Tư pháp đã cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí 515 vụ việc, trong đó có 80 lượt người nghèo; thực hiện 58 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở tại 39 xã, 01 thị trấn trong đó tập trung tại các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã biên giới trên địa bàn tỉnh, với 3.049 người tham dự, tư vấn trực tiếp 61 vụ việc, trong đó có 6 lượt người nghèo. Tổng kinh phí thực hiện là 3.075 triệu đồng.

Ngoài ra, sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể cũng đóng góp nhiều kết quả cho công tác giảm nghèo.

Đơn cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk với tổng Quỹ “Ngày vì người nghèo” toàn tỉnh là 19.074 triệu đồng, đã hỗ trợ cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các hộ gia đình khó khăn… với các hoạt động như: xây mới, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, công trình vệ sinh, nước sạch.

Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk vận động các chi Hội và hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hỗ trợ cây giống, con giống, lương thực, hướng dẫn cách sản xuất và phổ biến kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo và các gia đình chính sách khó khăn… cho 26.150 lượt người nghèo với kinh phí 21.489 triệu đồng.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số… như: vận động các tổ chức, cá nhân cho vay khởi nghiệp, hỗ trợ vật nuôi, trao sinh kế khoa học kỹ thuật, nhà ở, công trình vệ sinh… với kinh phí 13.987 triệu đồng.

Cùng với đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk  đã thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, xây dựng nhà nhân ái, sửa chữa nhà cộng đồng, sân bóng chuyền, bê tông hóa đường giao thông, nhà vệ sinh cộng đồng, tặng quà cho gia đình khó khăn, xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho thanh niên… góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh với kinh phí 29.295 triệu đồng.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !