Mường Khương khởi sắc nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Những năm qua, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã chú trọng quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát triển chăn nuôi hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

 Đến nay huyện đã tạo được vùng nguyên liệu lớn với các loại cây như: chè, dứa, chuối, quýt, gạo séng cù, ớt,… Để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, các doanh nghiệp đã liên kết sản xuất với người dân, hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, chăm bón, gắn với việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, tạo ra các sản phẩm có  giá trị cao, có đăng ký thương hiệu xuất xứ từ vùng đất của Mường Khương.

{keywords}
Mường Khương dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn

 

Nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ rộng rãi và được thị trường ưa chuộng và tin dùng. Trong đó quýt là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị hiệu quả rất cao, sản phẩm quýt Mường Khương hiện đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, sử dụng rộng rãi trong nước và cạnh tranh với cả các sản phẩm quýt nhập khẩu.

Hiện tại huyện Mường Khương đã hình thành một số vùng chuyên canh, nông sản sản xuất hàng hóa như cây ngô lai, vùng lúa Séng cù đặc sản trên 400 ha, 3.171 ha trồng chè. Cùng với đó, vùng cây ăn quả như dứa, chuối, quýt cũng có trên 2.351 ha đều là những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, có thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng với phát triển và mở rộng diện tích các cây nông nghiệp những năm qua Mường Khương đã tập trung mọi nguồn lực chú trọng đầu tư, mở rộng diện tích cây quýt. 

Là một trong những hộ tiên phong trong việc đưa cây quýt về trồng trên diện tích đất nông nghiệp và triển khai trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay, gia đình Chị Cồ Thị Phương, ở thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương đang có hơn 2 ha quýt chín sớm và quýt chín muộn, đem lại thu nhập từ 160 đến 180 triệu đồng mỗi năm. Chị Phương cho biết, trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn trước rất nhiều, đặc biệt là giá thành mỗi kg quýt đã tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với trước đây.

Đặc biệt, sản phẩm quýt Mường Khương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, đó là tấm giấy thông hành để sản phẩm nông sản của bà con nông dân vùng cao Mường Khương đến với người tiêu dùng thuận lợi hơn, nhất là các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Để tiếp tục nâng cao giá trị và chất lượng quýt, đồng thời thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, ngành Nông nghiệp huyện Mường Khương đã chỉ đạo và hướng dẫn bà con nông dân trồng và thu hoạch quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chỉ áp dụng canh tác theo phương pháp hữu cơ, tăng cường sử dụng phân chuồng và phòng trừ sâu bệnh bằng việc làm sạch cỏ, sử dụng thiên địch và phòng ngừa sâu bệnh hại từ sớm. Hiện nay, huyện Mường Khương đã hình thành được vùng sản xuất quýt áp dụng quy trình VietGAP với diện tích 212 ha, qua đó góp phần giữ gìn thương hiệu quýt Mường Khương và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác cho người dân địa phương.

      Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản đặc trưng. Trong những năm qua Mường Khương đã vận động đồng bào chọn các loại giống có chất lượng tốt, sản xuất theo quy trình VietGAP; tăng cường liên kết với doanh nghiệp đầu tư vào chế biến. Bên cạnh đó, huyện còn thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: hội chợ, lễ hội văn hóa, chợ đêm, chợ phiên vùng cao, du lịch trải nghiệm... Thông qua các hoạt động này, du khách biết đến nhiều hơn các thương hiệu nông sản Mường Khương như: gạo Séng Cù, tương ớt, quýt, chè, thịt lợn đen, lạp xường..., mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. Với hướng đi đúng, Mường Khương được tỉnh Lào Cai đánh giá là một trong những địa phương về phát triển vùng hàng hóa đặc trưng, đem lại nguồn thu cả trăm tỷ đồng/năm cho đồng bào vùng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

 Có thể thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp của huyện Mường Khương thời gian qua còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người nông dân dần thay đổi tư duy trong hoạt động sản xuất. Họ đã chủ động hơn trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, qua đó ứng dụng đưa các loại giống mới vào sản xuất. Ông Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện Ủy Mường Khương cho biết: “Sau khi có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự phối kết hợp chỉ dẫn về kỹ thuật thì giá trị kinh tế trên một ha canh tác của các mô hình đều rất cao so với cách làm truyền thống cũ. Đơn cử như mô hình trồng quýt tại thị trấn Mường Khương, xã Tung Chung Phố; mô hình trồng chuối, dứa tại Bản Lầu; mô hình trồng chè tại các xã vùng cao, như Cao Sơn, La Pán Tẩn, đó chính là nền tảng quan trọng hướng tới hoạt động giảm nghèo ngày càng bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”.

 

Theo ước tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Khương sẽ giảm từ 56,8% năm 2016 xuống còn 16,84%. Như vậy, tính trung bình trong giai đoạn này huyện đã giảm được 7,99% số hộ nghèo mỗi năm, một con số hết sức ấn tượng so với con số giảm nghèo bình quân chung của toàn tỉnh.  

Mai Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !