Mở hướng thoát nghèo nhờ cây mắc ca

Mắc ca được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân Tây Nguyên, Tây Bắc. Nhiều địa phương đã chú trọng ứng dụng những tiến bộ KHKT trong trồng loại cây này để người dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

So với một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế mà mắc ca mang lại cao hơn hẳn, chỉ sau 4-5 năm cây cho sản lượng quả tươi đạt khoảng từ 1,3 đến 1,5 tấn/ha và doanh thu từ năm thứ 7 trở đi có thể đạt gần 200 triệu đồng/1ha. Chính vì vậy, nhiều địa phương trong cả nước đã có nhiều hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người trồng cây mắc ca, giúp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững thông qua các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, hội thảo, tập huấn….

{keywords}
Mở hướng thoát nghèo nhờ cây mắc ca

Tại Điện Biên, cây mắc ca được đưa lên trồng thử nghiệm tại một số huyện và TP. Điện Biên Phủ từ năm 2002. Đến nay, trên địa bàn Điện Biên đã trồng trên 2.170 ha cây mắc ca, tập trung tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng và TP. Điện Biên Phủ. Để hỗ trợ người trồng mắc ca, tỉnh Điện Biên đã có nhiều hỗ trợ về nguồn vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất cây trồng. Đơn cử như Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi (Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên) triển khai 2 mô hình “Trồng thâm canh cây mắc ca’’ tại xã Nà Tấu (TP. Ðiện Biên Phủ), quy mô 30ha (15ha/mô hình) với 30 hộ nông dân tham gia.

Mục tiêu của dự án nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn các xã vùng khó khăn. Mô hình triển khai tại 3 bản: Tà Cáng 3, Hua Rốm 2, Cang 2; mô hình thứ hai triển khai tại 3 bản: Nà Tấu 1, Nà Tấu 2, Nà Tấu 3. Sau 3 năm triển khai, đến nay tỷ lệ cây sống đạt 96%, chiều cao cây trung bình đạt 4m; cây không bị sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển ổn định.

Hay như với Dự án khuyến nông TƯ “Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật tại Tây Bắc và Tây Nguyên” giai đoạn 2018-2020, năm 2020 Trung tâm Khuyến nông – giống cây trồng vật nuôi tỉnh Điện Biên đã xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca tại các xã Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Cang, Ẳng Nưa của huyện Mường Ảnh.

Mô hình có quy mô 15 ha do 11 hộ thực hiện. Các hộ thực hiện mô hình được tập huấn về giá trị kinh tế, kỹ thuật trồng cây mắc ca, được cấp phát 100% vật tư gồm cây giống mắc ca và phân bón NPK. Sau 8 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả bước đầu như tỷ lệ sống đạt 97%, chiều cao vút ngọn 1,4m, đường kính gốc 1,7 cm. Dự kiến sau 3 năm trồng, 1 hecta trồng thâm canh cây mắc ca sẽ cho thu 100 kg hạt, với giá bán 100.000 đồng/kg, người dân sẽ thu được 10 triệu đồng. Thông qua mô hình đã chuyển giao về kỹ thuật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới cho bà con nông dân, giúp bà con tiếp cận được phương pháp nhân giống cây mắc ca bằng phương pháp ghép, từ đó hướng tới làm giàu từ rừng.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắc Nông cũng vừa tổ chức tổng kết mô hình trồng cây mắc ca bằng những giống tiến bộ kỹ thuật tại Tây Bắc và Tây Nguyên. Mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Khuyến nông TƯ giai đoạn 2018-2020, triển khai tại xã Quảng Tân, xã Đắk R’tih, xã Quảng Tâm và xã Quảng Trực (Tuy Đức), quy mô 45ha với 45 hộ tham gia. Mục tiêu của mô hình là giúp nông hộ thực hiện xen canh cây mắc ca trong vườn cà phê nhằm đa dạng hoa cây trồng, cây che bóng, chắn gió cho vườn cà phê… Qua theo dõi, đa số các mô hình trồng mắc ca xen trong vườn cà phê đều có tốc độ phát triển nhanh hơn so với trồng thuần.

Tương tự, Lâm Đồng cũng triển khai mô hình “Trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật vùng Tây Bắc và Tây Nguyên” tại huyện Lâm Hà. Trên 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở hai xã Gia Lâm, Mê Linh đã được tiếp cận với giống cây trồng này. Bà con được hỗ trợ 100% giá trị cây giống, phân bón và do nông hộ chưa quen chăm sóc cây mắc ca nên cán bộ kỹ thuật đã bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc cây mắc ca. Mô hình chủ yếu là trồng mắc ca xen trong vườn cà phê với diện tích xấp xỉ 30 ha. Việc trồng cây mắc ca xen trong vườn cà phê sẽ mở ra hướng làm ăn mới, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, giúp thoát nghèo bền vững.

Theo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tổng hợp từ các địa phương cho thấy, hiện cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với hơn 10.000 hộ trồng, với tổng diện tích 16.553,8 ha. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất bình quân đạt 3 tấn hạt tươi/ha; sản lượng ước đạt đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi/năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cây mắc ca là giống cây lâm nghiệp mới đa tác dụng, khi trồng cần chú ý tới quy trình canh tác từ khi xuống giống cho tới khi tỉa cành tạo tán. Chủ động phòng ngừa, trừ sâu bệnh hại cho cây bằng các biện pháp sinh học như dùng bẫy đèn, treo miếng có keo dính màu vàng để dẫn dụ côn trùng; treo chất xua đuổi côn trùng, dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để cây mắc ca phát triển tốt.

Tiến Quang

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !