Mô hình hỗ trợ giảm nghèo sáng tạo, hiệu quả ở Phú Yên

Để hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, tỉnh Phú Yên đã đưa ra mô hình mỗi cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ xã nghèo, thôn nghèo; cán bộ, nhóm cán bộ hỗ trợ hộ nghèo.

Hướng dẫn viên thoát nghèo

Kế hoạch 68 của Tỉnh ủy Phú Yên được triển khai từ năm 2015, và được cụ thể hóa thông qua mô hình: Mỗi cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ thôn buôn nghèo, và mỗi cán bộ, Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo. Theo đó, Đảng viên ở từng chi bộ sẽ được phân công phụ trách một hộ nghèo. Đảng viên phụ trách chính là những hướng dẫn viên xoá đói giảm nghèo.

Gia đình anh Iêng, ở xã Xuân Hà, huyện Xuân Hoà, tỉnh Phú Yên là một trong những hộ gia đình trẻ còn nghèo nhưng lại thiếu kiến thức và phương tiện sản xuất để vươn lên.

Vì vậy UBND xã đã giao trực tiếp trường hợp gia đình anh cho các đảng viên hướng dẫn thoát nghèo bằng việc nuôi con gì, trồng cây gì. Sau hơn 2 năm có sợ đồng hành của đảng viên và có sự hỗ trợ của chính quyền xã gia đình anh Iêng đã vươn lên thoát nghèo thành công. Tại xã Xuân Hà, mỗi đảng viên được xem như một hướng dẫn viên thoát nghèo.

Một trường hợp khác là gia đình ông Đinh Văn Thiên (thôn Minh Đức, xã Hòa Kiến, huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) cũng thuộc diện hộ nghèo vào 6 năm trước. Nhà có 3 người, chung sống trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ, vợ chồng ông không có nghề nghiệp ổn định, sức khỏe yếu.

Nhận giúp đỡ gia đình ông Thiên và 6 hộ nghèo khác, Đảng ủy xã Hòa Kiến đã vận động cán bộ, đảng viên đóng góp tiền, mua bò giống tặng cho 5 hộ nghèo; phân công cán bộ có chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con.

Các hộ được hỗ trợ bò giống đã vượt qua những khó khăn ban đầu, hăng say trong lao động, kinh tế gia đình dần ổn định, thu nhập hàng năm từ 50-60 triệu đồng/năm, thoát nghèo bền vững.

{keywords}
Mô hình hỗ trợ cùng giảm nghèo bền vững ở Phú Yên

Theo ông Lương Mộng Sanh, Bí thư Thành ủy Tuy Hòa, việc triển khai thực hiện kế hoạch 68 trên địa bàn TP Tuy Hòa đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc giảm tỉ lệ hộ nghèo và nguy cơ học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đồng thời có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hạn chế tình trạng quan liêu, xa dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Hiệu quả từ kế hoạch 68

Từ 5 năm trước, tỉnh Phú Yên đã đưa ra mô hình theo kế hoạch 68 thể hiện sự sát sao và đúng đắn trong công tác giảm nghèo.

Cụ thể trong mô hình này, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh giúp đỡ một xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, trung ương nhưng có tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt tại địa phương, các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp tỉnh có trách nhiệm giúp đỡ các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đối với các xã nghèo còn lại do huyện thị, thành phố đề nghị sẽ giao cho một số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh giúp đỡ.

Việc giúp đỡ xã khó khăn, xã nghèo thực hiện theo khả năng, thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Vận động nguồn lực từ cơ quan, đơn vị hoặc từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để giúp đỡ hộ nghèo làm ăn, tìm việc làm, xoá nhà tạm, hỗ trợ khám chữa bệnh, hỗ trợ việc học tập cho các hộ nghèo, cận nghèo gặp rủi ro, hỗ trợ nâng cấp trường mẫu giáo, văn hoá của thôn, bản, làm đường giao thông, đèn chiếu sáng đường quê, hỗ trợ thư viện, tủ sách pháp luật xã.

Ngoài ra, giúp các xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức, khoa học nâng cao sản xuất, đời sống, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, giống mới năng suất cao, hướng dẫn thủ tục vay vốn, trợ giúp pháp lý.

Còn các cơ quan cấp huyện, thị xã, thành phố, chi nhánh của tỉnh phục vụ trực tiếp cấp huyện thì giúp đỡ thôn, buôn khó khăn, đặc biệt khó khăn. Các huyện sẽ phân công mỗi cơ quan, đơn vị cấp huyện giúp đỡ một thôn, buôn khó khăn của địa phương mính.

Cán bộ, đảng viên, công chức hoặc nhóm cán bộ đảng viên công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo. Việc giúp đỡ được đăng ký kế hoạch, trường hợp không đăng ký thì thủ trưởng cơ quan sẽ phân công. Còn tại các xã, phường thì các cán bộ, đảng viên, công chức xã tham gia việc giúp đỡ hộ nghèo tại địa phương mình.

Sau 5 năm thực hiện tỉnh Phú Yên đạt được kết quả đáng khích lệ. Năm 2016, toàn tỉnh có 30.803 hộ nghèo (12,62 %). Đến cuối năm 2019 còn 10.271 hộ (3,93%), dự ước cuối năm 2020 chỉ còn 2,54% hộ nghèo, đạt mục tiêu đề ra. Kinh phí đã bố trí thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh gần 430 tỷ đồng.

Các hộ nghèo tại Phú Yên được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước như: chính sách tín dụng, y tế, xóa nhà ở tạm… Đến cuối năm 2019, tỉnh Phú Yên đã có 02 huyện thoát nghèo (theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); 01 xã đặc biệt khó khăn và 10 thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi hoàn thành Chương trình 135.

Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Yên đề ra chỉ tiêu mỗi năm giảm 1,5 - 2,0% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới giai đoạn 2021-2025 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành); riêng các xã nghèo, xã thuộc vùng khó khăn giảm bình quân 2,5 - 3%/năm.

Khánh Chi

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !