Lào Cai: Thu hút học sinh DTTS đến trường, lấy giáo dục làm căn cơ giảm nghèo bền vững

Các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức xây dựng môi trường tiếng Việt với nhiều sáng kiến, hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thu hút trẻ đến trường. 

{keywords}
Học sinh một trường tiểu học huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (ảnh: N. Huyền)

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới có 9 huyện, thành phố, 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 104 xã đặc biệt khó khăn, 1.007 thôn đặc biệt khó khăn; dân số hơn 60 vạn người, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 70%.

Xác định giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững, Lào Cai hiện có 658 cơ sở giáo dục với 1.458 điểm trường, 196.792 học sinh. Trong đó, bậc học mầm non 200 trường, 2.353 nhóm/lớp; cấp tiểu học 223 trường (42 trường PTDTBT); cấp THCS 189 trường (78 trường PTDTBT); cấp THPT 36 trường (9 trường PTDTNT).

Để đảm bảo cho trẻ mầm non, tiểu học dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học, ngành giáo dục và đạo tạo tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Theo đó, các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh đều đã tổ chức xây dựng môi trường tiếng Việt với nhiều sáng kiến, hoạt động cụ thể, thiết thực: gắn biển tên phù hợp vào vườn hoa, cây cảnh, cây rau, trang trí lớp học theo các chủ đề; tổ chức nhiều hoạt động trò chơi, rèn luyện kỹ năng gắn bó với môi trường sống của các em: đan lát, thêu thùa, trồng rau, tưới cây...; xây dựng môi trường giàu chữ viết trong và ngoài lớp học thông qua góc học tập, treo khẩu hiệu, băng rôn; tổ chức các hoạt động thi đọc hiểu, viết văn, kể chuyện về con người và cuộc sống xung quanh, kể chuyện theo sách; thi vẽ truyện tranh, làm cây từ vựng; xây dựng thư viện xanh, thư viện lưu động, thư viện góc lớp;  tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo, tổ chức trò chơi dân gian cho các em học sinh... 

Những hoạt động này nhằm tạo sự thu hút, gần gũi, thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo, nhà trường, từ đó các em học sinh tích cực đến trường, chủ động tham gia các hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng học tập.

Bên cạnh đó, sự phối hợp của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương và phụ huynh học sinh trong việc tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cũng là những biện pháp tích cực thúc đẩy quá trình làm quen, sử dụng tiếng Việt trong học tập của các em học sinh.

Từ sự tích cực thực hiện đề án, chất lượng trẻ em, học sinh được nâng cao. Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,6% - tình trạng trẻ bỏ học không đến trường đã giảm hẳn. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi mạnh dạn, tự tin và được chuẩn bị tốt tiếng Việt, chuẩn bị tốt tâm thế vào lớp 1 đạt 98%. Tỷ lệ trẻ đến trường được tăng cường kỹ năng nghe, nói tiếng Việt phù hợp đạt 100%. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%. Học sinh được đánh giá hoàn thành tốt môn tiếng Việt đạt 31% (vượt 1% so với kế hoạch), hoàn thành đạt 66,5% (vượt 1,5% so với kế hoạch).

Việc tăng cường tiếng Việt tại các trường đã giúp các cháu học sinh dân tộc thiểu số đọc đỡ ngọng hơn, viết ít sai lỗi chính tả, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết văn của các em tốt hơn, các em say mê và yêu thích học môn tiếng Việt và học tốt hơn các môn học khác, các em rất tự tin, chủ động trong giao tiếp và vui chơi, kỹ năng sống của các em cũng tốt hơn. Đây là tiền đề đặc biệt quan trọng của học sinh dân tộc thểu số để tiếp tục học tốt hơn các cấp học tiếp theo.

Từ thực tiễn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, đó là chú trọng công tác tham mưu để cả hệ thống chính trị vào cuộc trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ đối với giáo dục ở vùng DTTS, miền núi.

Trong chỉ đạo phải có chiến lược, xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, có lộ trình phấn đấu, sâu sát với cơ sở, yêu cầu cao và thực chất; tăng cường kỷ cương nền nếp; chú trọng và thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình hiệu quả một cách phù hợp. Đổi mới công tác quản lý của hiệu trưởng là yếu tố tiên quyết.

Hiệu trưởng phải đi đầu trong đổi mới, có nhận thức, tâm huyết, trách nhiệm với mọi hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nên việc thay đổi nhận thức, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức vượt khó, sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết cho đội ngũ là yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục vùng DTTS. Đồng thời, chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xã hội hóa giáo dục để tạo động lực trong đội ngũ, tạo sự đồng thuận của xã hội ủng hộ tinh thần và vật chất cho phát triển sự nghiệp giáo dục.

H. Anh

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !