Lạng Sơn: Hàng loạt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nhà ở

Chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, nhiều hộ nghèo có nhà ở khang trang, giúp nhiều hộ có thêm động lực để phát triển sản xuất, tăng thu nhập có điều kiện thoát nghèo bền vững.

Tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 của Chính phủ.

Cụ thể, liên quan đến chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, đến hết năm 2019 tỉnh Lạng Sơn đã được cấp kinh phí 20.457 triệu đồng để hỗ trợ cho 29.442 hộ nghèo và hộ chính sách.

Đồng thời, tổ chức tiếp nhận và cấp phát kịp thời 217,86 tấn gạo của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ thiếu đói giáp hạt cho 5.828 hộ với 21.417 nhân khẩu đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ, không xảy ra tiêu cực, thất thoát.

{keywords}
Hàng loạt hộ nghèo ở Lạng Sơn được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nhà ở. (Ảnh minh họa)

Toàn tỉnh đã tập trung triển khai đầy đủ 16 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng số tiền cho vay đạt 922,3 tỷ đồng, cho vay 21.810 lượt hộ, trong đó có 4.641 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng là 2.870 tỷ đồng, tăng 148,3 tỷ đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng trưởng 5,5%). Trong đó, cho vay theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được 4.641 lượt hộ nghèo với doanh số cho vay là 244 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đến thời điểm báo cáo đạt 894,5 tỷ đồng, tổng số hộ nghèo dư nợ 21.278 hộ.

Cho vay học sinh, sinh viên 194 hộ với doanh số cho vay 2,4 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay học sinh sinh viên đến thời điểm báo cáo 27,3 tỷ đồng. Cho vay đối tượng thuộc hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng cho vay hộ cận nghèo được 2.589 hộ, doanh số 138,9 tỷ đồng, tổng dư nợ 409 tỷ đồng; cho vay vốn sản xuất kinh doanh vùng đặc biệt khó khăn được 228 tỷ đồng với tổng số 5.033 hộ.

Chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, tăng số học sinh sinh viên đến lớp tạo nguồn nhân lực cho tỉnh; nhiều gia đình xây dựng được công trình nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhiều hộ nghèo có nhà ở khang trang, giúp nhiều hộ có thêm động lực để phát triển sản xuất, tăng thu nhập có điều kiện thoát nghèo bền vững, giảm tín dụng đen trên địa bàn.

Hỗ trợ nhiều nhà ở, chính sách y tế cho người nghèo

Toàn tỉnh Lạng Sơn đã cấp được 429.018 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số (DTTS) với tổng kinh phí 332.167 triệu đồng (trong đó 13.520 thẻ hộ nghèo, 5.383 thẻ hộ cận nghèo, 410.115 thẻ người dân tộc thiểu số). Chính sách hỗ trợ y tế đã góp phần giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, giúp người nghèo tiếp cận được dịch vụ công về khám chữa bệnh của nhà nước, nâng cao sức khỏe nhân dân góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo.

Liên đến chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, năm 2019 tỉnh Lạng Sơn được phân bổ nguồn vốn vay là 10 tỷ đồng, đã thực hiện hỗ trợ cho 400 hộ nghèo; ngoài ra hỗ trợ xây dựng được 48 nhà Đại đoàn kết, kinh phí 1.191,2 triệu đồng; sửa chữa 11 nhà, kinh phí 94 triệu đồng từ nguồn Quỹ “vì người nghèo” các cấp.

Ngoài ra, trong năm tỉnh đã trợ giúp pháp lý cho 271 lượt người (28 người nghèo, 243 người DTTS); tổ chức được 33 đợt truyền thông trợ giúp pháp lý tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn với 1.039 người tham dự. Đồng thời tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, thông qua cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử kịp thời cung cấp kiến thức, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân ở các xã nghèo, đồng bào DTTS, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân nói chung cũng như người dân ở các xã nghèo và đồng bào DTTS được nâng lên, giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS ít người ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, năm 2019 tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 3.759 hộ với 292.557,3 kg vật tư nông nghiệp, hỗ trợ vật nuôi 3.320 con, cây bưởi da xanh 2.860 cây, thức ăn chăn nuôi 12.450 kg. Tổng kinh phí hỗ trợ 7.813 triệu đồng.

Chương trình số 40 của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh về chương trình vận động giúp đỡ hộ nghèo theo địa chỉ giai đoạn 2014 -2020 tiếp tục được các cơ quan, đoàn thể duy trì và thực hiện hỗ trợ bằng hiện vật như trâu, bò giống sinh sản; lợn giống sinh sản; lợn thịt; gia cầm; dê giống... qua đó đã giúp cho các hộ có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, thoát nghèo.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !