HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Hơn 96% HTX đã “đổi màu”

Báo cáo tại đại hội cho thấy, hơn 96% các HTX chuyển đổi hoạt động theo mô hình mới và rất mừng các HTX kiểu mới đang phát triển mạnh, lấy KHCN làm trung tâm.

 Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, cả nước thành lập mới 10.749 HTX (tăng 2,6 lần so với giai đoạn 2011-2015). Đến cuối năm 2020, có 26.040 HTX (tăng 5.625 HTX so với năm 2015, tăng bình quân 3,6%/năm), 100 liên hiệp HTX và 119.000 tổ hợp tác (THT). Các mô hình HTX, liên hiệp HTX, THT đã thu hút được 8,1 triệu thành viên, chủ yếu là đại diện hộ cá thể, cá nhân ở địa bàn nông thôn tham gia (chiếm 33% tổng số hộ cá thể ở địa bàn nông thôn), tăng 4,5% so với năm 2015, tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập và sức mua của gần 30 triệu người.

 Đến cuối năm 2020 hơn 96% các HTX đã chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012. Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt 59% (tăng 3 lần so với năm 2015). Cả nước có 1.292 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.220 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 6,8 lần so với năm 2015. Chính nhờ đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nên số lượng các HTX “tỷ đồng” tăng mạnh. Cụ thể, có hơn 500 HTX, liên hiệp HTX có quy mô hơn 300 thành viên, tổng nguồn vốn hơn 5 tỷ đồng và doanh thu hơn 5 tỷ đồng/năm (tăng 4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015).

 Cũng theo báo cáo tại hội nghị, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất và tận dụng tiến bộ KHCN nên giá trị sản xuất kinh tế của các HTX đã thay đổi cả về lượng và chất. Đóng góp trực tiếp của khu vực kinh tế tập thể, HTX vào GDP của cả nước trung bình đạt khoảng 4,8%; đóng góp gián tiếp trên 30% GDP cả nước thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên. Các HTX, liên hiệp HTX, THT sản xuất và cung ứng cho thị trường từ 18% - 32% hàng lương thực, thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, góp phần vào ổn định giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát; thu hút hơn 3 triệu lao động, tạo hơn 40 nghìn việc làm mới hằng năm, tăng thu nhập cho người lao động, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Có thể nói, so với các mô hình HTX trước đây thì HTX hiện nay đã có sự “đổi màu” rất lớn cả về quy mô và quy trình sản xuất.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng bên lề Đại hội… Ảnh: VPG

Lấy KHCN làm trung tâm

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, đúng với với phương châm “Hợp tác - Đổi mới - Phát triển - Hiệu quả”, các mô hình HTX hiện nay tên phạm vi cả nước đã có những chuyển biến rõ nét, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Được biết, trong nhiệm kỳ tới, Liên minh HTX Việt Nam đặt mục tiêu, thu nhập của thành viên HTX tăng bình quân 6%/năm trở lên; ít nhất 60% hộ cá thể ở địa bàn nông thôn là thành viên HTX, THT. Chủ trì, vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới hằng năm ít nhất 2.000 HTX, 15 liên hiệp HTX theo Luật HTX năm 2012. Trong đó, tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả (theo quy định hiện hành) trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 70%, trong lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 80%; tỷ trọng đóng góp vào GRDP của các địa phương và GDP của cả nước từ 5% trở lên.

 Đứng trên góc độ Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, Liên minh HTX Việt Nam cần tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng trong quản lý HTX và THT; từng bước quản trị hiện đại, có khả năng cạnh tranh và thích ứng với thay đổi của thị trường; đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng KHCN khoa học, công nghệ, nhất là kinh tế số; nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản trị hợp tác xã, đặc biệt là người đứng đầu HTX không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng của một doanh nhân, mà còn phải có một trái tim cống hiến cho cộng đồng. HTX kiểu mới là một thiết chế kinh tế tiến bộ, tạo ra lợi ích, nâng cao thu nhập, lấy lợi ích của thành viên làm trung tâm.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh tế tập thể, HTX đang là xu hướng tất yếu trong hội nhập, mở cửa; là mô hình kinh tế của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; là con đường để đưa nhân dân đến gần hơn với lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tập thể, HTX chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Do đó, cần phải tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, kinh nghiệm, khoa học và công nghệ từ các tổ chức quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế tập thể, HTX. Lấy KHCN làm trung tâm, trên cơ sở đó dần hình thành các liên hiệp HTX. Đây chính là con đường phù hợp nhất, hiệu quả nhất để cải thiện cuộc sống của hàng triệu hộ cá thể và nông dân ở nông thôn hiện nay…

Nam Phương

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước lạnh để thoát nghèo

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và coi đây là thế mạnh để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !