Hộ nghèo được vay vốn tối đa lên tới 100 triệu đồng

Đây là nội dung được nhắc tới trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

{keywords}
Hộ nghèo được vay vốn tối đa tới 100 triệu đồng (Ảnh: Mai Kiều Phương) 

Nâng mức, kéo dài thời gian cho vay hỗ trợ người nghèo

Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã luôn quan tâm, tập trung các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành bổ sung các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, điều chỉnh mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp hơn, góp phần tạo nên hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi đồng bộ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), giai đoạn 2016 - 2020, đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 77.037 tỷ đồng so với 31/12/2015.

Cụ thể, dư nợ tập trung ở một số chương trình: cho vay hộ nghèo đạt 33.093 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ); cho vay hộ cận nghèo đạt 32.935 tỷ đồng (chiếm 15% tổng dư nợ); cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 37.378 tỷ đồng (chiếm 17% tổng dư nợ); cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt 37.811 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17,2% tổng dư nợ).

Đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH, trong đó điều chỉnh giảm lãi suất cho vay còn 6,6%/năm (đối với hộ nghèo), 7,92%/năm (đối với hộ cận nghèo), 8,25%/năm (đối với hộ mới thoát nghèo).

Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, Hội đồng quản trị NHCSXH đã điều chỉnh nâng mức cho vay đối với hộ nghèo từ 50 lên tối đa 100 triệu đồng, kéo dài thời hạn cho vay tối đa từ 5 năm lên 10 năm. Mức cho vay này cũng áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Có thể khẳng định rằng, tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng.

Theo đó, người nghèo từ mặc cảm tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay vốn, tính toán làm ăn đạt hiệu quả thiết thực, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Đây là một trụ cột quan trọng của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nhờ đó số hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhanh, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen, tạo nguồn lực cho các địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với các đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Nguồn lực hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Dù đã tạo điều kiện, dành nguồn vốn tương đối lớn hỗ trợ người dân thoát nghèo nhưng theo NHCSXH, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đánh giá của Chính phủ, một số chương trình tín dụng có thời hạn cho vay dài nhưng chưa cân đối được nguồn lực tương ứng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng. Chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách chưa đồng đều tại một số vùng, một số địa phương; một bộ phận hộ nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.

{keywords}
Hiệu quả sử dụng vốn vay tại một số nơi chưa hiệu quả.

Tại một địa phương, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, dẫn tới một bộ phận người nghèo, đối tượng chính sách sử dụng vốn đạt hiệu quả còn thấp.

Nguyên nhân của tình trạng này theo Chính phủ là do nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển KT-XH nên mức độ đầu tư vốn của nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là một số chương trình tín dụng có nhu cầu vốn lớn như giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhà ở xã hội.

Trong khi đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa xác định đúng mức vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững nên chưa quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; chưa có giải pháp hiệu quả để cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng.

Đáng lưu ý, một bộ phận người vay, nhất là hộ nghèo, đồng bào DTTS có nhận thức, trình độ và năng lực sản xuất, kinh doanh hạn chế, thường xuyên chịu tác động của thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, khó có khả năng trả nợ ngân hàng, phát sinh nợ quá hạn, nguy cơ tái nghèo. 

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !