Hà Giang nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế tái nghèo

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, trong 5 năm (2016- 2020) toàn tỉnh Hà Giang đã giảm 33.163 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 6%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

{keywords}
Hà Giang có địa hình hiểm trở gây khó khăn trong lưu thông hàng hóa.

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, giúp người dân vươn lên thoát nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang chung tay thực hiện.

Theo đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/7/ 2016 về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, trong đó cụ thể hóa các nội dung giảm nghèo, giúp người nghèo tiếp cận đa chiều các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh, thông tin. HĐND - UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 4%/năm, các huyện nghèo, xã nghèo giảm 6%/năm, hạn chế tái nghèo. 

Ban chỉ đạo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thành lập từ tỉnh đến cơ sở do Chủ tịch UBND các cấp làm Trưởng ban, lãnh, chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt về công tác giảm nghèo. Trên cơ sở nhiệm vụ, nguồn lực được phân bổ, các ngành thành viên BCĐ chủ động tham mưu giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tiễn và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các chính sách, dự án giảm nghèo theo từng lĩnh vực cụ thể. Các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo và triển khai thực hiện chi tiết đến từng lĩnh vực, từng xã, thôn, bản và hộ nghèo; giao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận các chính sách ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo bền vững.

Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH Phạm Ngọc Dũng, cho biết: Những năm qua, công tác giảm nghèo được các cấp, ngành đổi mới, linh hoạt trong triển khai thực hiện, từ hình thức cho không sang đầu tư có thu hồi, luân chuyển, đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao khoa học, kỹ thuật nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân.

Kết quả là, giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn tỉnh gần 8.226 tỷ đồng. Các chương trình 30a, 135, xây dựng Nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ và mang lại hiệu quả rõ nét.

{keywords}
Cơ sở vật chất khang trang hơn tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

Bên cạnh đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, nguồn vốn này đã giúp người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản; các địa phương chú trọng lồng ghép nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng; tập trung vào các hoạt động chủ yếu, như: Chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ giống, phân bón, làm chuồng trại chăn nuôi, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mua vắc - xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, toàn tỉnh đã hỗ trợ 2.574 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 12.651 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp. Giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 91.760 lao động, trong đó 39.644 lao động đi làm việc ngoài tỉnh và 2.996 người đi xuất khẩu.

Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ làm mới và sửa chữa 326 nhà đại đoàn kết từ Quỹ “Vì người nghèo”; Hội Nông dân vận động hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi hỗ trợ cho 72.341 lượt hộ nghèo về vốn sản xuất, cây con giống, tiền trị giá 15 tỷ đồng và giúp được 5.467 hộ thoát nghèo...

Trong khi đó, tại nhiều huyện đã có cách làm sáng tạo. Có thể kể đến như huyện Mèo Vạc sáng tạo trong triển khai chương trình đảng viên, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo và giải quyết việc làm cho lao động đi làm việc tại Trung Quốc; huyện Xín Mần đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”...

Nhờ sự nỗ lực vào cuộc của các cấp ngành, đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang mà tỷ lệ tái nghèo giai đoạn 2016 – 2020 giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !