"Giảm nghèo thông tin" về phòng chống dịch Covid-19 ở vùng dân tộc thiểu số

Không quản "đi từng ngõ, gõ từng nhà", dùng loa phát thanh lưu động, phát tờ rơi… là những cách mà đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền về thông tin phòng dịch đến bà con dân tộc, thiểu số ở các xã miền núi Thủ đô Hà Nội.

 

{keywords}
Thanh niên Ba Vì tham gia đến từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền phòng chống dịch Covid- 19. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội, trong quý I năm 2020, các cấp các ngành thành phố đã quan tâm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.

Đáng chú ý, thời gian qua, Ban Dân tộc thành phố đã tập trung cao độ tăng cường công tác tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; hướng dẫn các huyện về phòng, chống dịch Covid-19 tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành phố; thường xuyên tiến hành kiểm tra, nắm tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương…

Tại xã miền núi An Phú, huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Mạnh Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: Hiện, xã có 37 cụm loa, tổ chức phát liên tục 5 buổi một này, ngoài ra, xã còn huy động các hội đoàn thể tuyên truyền bằng xe máy. Việc này đã phát huy được hiệu quả rõ nét, người dân nhận thức rõ hơn về mối nguy hiểm của dịch bệnh, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của huyện và thành phố. Trong thời gian qua, xã đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn 5 lần toàn bộ khu vực chợ; Trạm y tế xã bố trí dung dịch sát khuẩn tại các phòng tiếp dân, phòng họp, phát khẩu trang miễn phí cho người dân đến giao tiếp, làm việc.

Cùng với đó, các đoàn thể ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; phát hàng nghìn tờ rơi về biện pháp phòng chống bệnh và phát miễn phí 1.000 chiếc khẩu trang vải cho nhân dân. Vừa qua, xã đã phối hợp với huyện tổ chức cách ly 10 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và 1 trường hợp đi làm thuê tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

Chị Nguyễn Thị Giang ở Ái Nàng, xã An Phú cho biết: “Nhờ được cán bộ tuyên truyền, chúng tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, vợ chồng tôi đã tạm gác công việc kinh doanh của gia đình, tự cách ly ở nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình”.

Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, những giải pháp cấp bách để phòng ngừa, hạn chế lây lan dịch Covid-19 đã được huyện Mỹ Đức nói chung được triển khai quyết liệt. Bên cạnh việc tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi tại từng thôn, bản, huyện cũng yêu cầu xã miền núi An Phú đẩy mạnh việc tuyên truyền bằng loa di động để tăng hiệu quả. Mục tiêu là tất cả người dân đều được phổ biến, nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 và những giải pháp phòng, chống dịch.

Tại xã miền núi Ba Vì của huyện Ba Vì có 505 hộ với 2.230 nhân khẩu, 98% là người đồng bào Dao. Trước diễn biến dịch Covid- 19 phức tạp, hàng ngày, vào 3 khung giờ từ 6h30-7h, 11h-12h và 17h30-18h, hệ thống loa phát thanh của toàn bộ 3 thôn, bản đều phát đi những thông báo về tình hình, diễn biến dịch Covid-19.

Đồng thời, cũng thông qua hệ thống loa phát thanh này đã thông tin đến bà con nhân dân cách bảo vệ sức khỏe, những biện pháp để phòng, chống dịch bệnh; các yêu cầu về khai báo y tế, giãn cách xã hội trong thời gian cao điểm. Loa truyền thanh không dây của xã đã lắp đặt ở cả 3 thôn: Hợp Nhất, Hợp Sơn, Yên Sơn. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác tuyên truyền trong đợt dịch, xã đã lắp thêm các bộ loa có dây ở thôn Yên Sơn, thôn đông dân nhất của xã.

Ông Dương Trung Liên, Chủ tịch UBND xã Ba Vì cho biết, trong thời gian qua, xã đã thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Cứ 2 ngày một lần, các lực lượng chức năng từ công an, cán bộ y tế, các hội đoàn thể tổ chức đi từng ngõ, từng xóm để tuyên truyền hướng dẫn cho người dân thực hiện các quy định về phòng chống dịch.

Tương tự, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, việc tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân là rất quan trọng trong nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, ngay khi có thông tin về dịch bệnh, xã đã thành lập Tổ tuyên truyền gồm các thành viên của MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để triển khai các biện pháp tuyên truyền đến người dân. Với đặc thù là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận với tin tức còn nhiều hạn chế, do vậy, xã tập trung tuyên truyền qua hình thức phát thanh.

Đồng thời, xã cũng thành lập các tổ đến từng hộ dân để phát tờ rơi và tuyên truyền cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, từ đó, tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch. Xã cũng giao cho cán bộ các thôn nắm tình hình địa bàn dân cư, thực hiện tuyên truyền, vận động một số hộ tạm hoãn việc cưới hỏi, tổ chức việc tang theo hình thức gọn nhẹ; không tổ chức gặp gỡ, tập trung đông người...

Đánh giá về công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua, ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: ngoài việc phát thanh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố, huyện còn mở thêm chương trình chuyên đề riêng về phòng chống dịch Covid-19 vào buổi trưa hàng ngày. Đến nay, đã chuyển tải 252 tin bài, tổng số lượt phát thanh trên loa truyền thanh từ huyện đến 31 xã thị trấn là 32.256 lượt.

Với những giải pháp trên các địa phương xa trung tâm thành phố đã góp phần nâng cao nhận thức, sự chủ động của người dân, nhất là người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chung tay cùng hệ thống chính trị phòng, chống dịch Covid-19.

Huyền Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !