Đắk Nông triển khai đúng tiến độ kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Đắk Nông báo cáo các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã cơ bản triển khai đúng với tiến độ kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2016-2020.

{keywords}
Mô hình dệt thổ cẩm đang góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông. (Ảnh: LĐXH)

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tính đến nay, bằng tổng lực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân các địa phương trong tỉnh, các Dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã cơ bản triển khai đúng với tiến độ như kế hoạch đặt ra cho các giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, đối với chương trình 135, tiểu dự án về hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: Giai đoạn 2016 - 2020, tổng số kinh phí được giao là 172.090 triệu đồng, gồm có 151 công trình giao thông; 57 công trình trường học, 10 công trình nước sinh hoạt tập trung, 146 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 381 công trình khởi công mới.

UBND các huyện và các chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục thanh toán, đã hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Hiện nay, các huyện đang tổng hợp danh mục đầu tư từ các xã để tiến hành thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục công trình, dự án nhóm C quy mô nhỏ nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020.

Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn: Trên cơ sở nguồn vốn được giao, các đơn vị tập trung chủ yếu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Kết quả thực hiện và giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Tiểu dự án 3 về nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng dân cư các xã thuộc Chương trình 135: Trong các năm từ năm 2016 đến năm 2020, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức được 67 lớp với tổng số 2.698 học viên tham gia, Phòng Dân tộc các huyện đã tổ chức 152 lớp tập huấn với 4.804 học viên tham gia.

Liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng dự án phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương.

Đặc biệt, trong năm 2017 đã triển khai lập 2 đề án quy hoạch lớn của tỉnh, đó là quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng gắn liền với biến đổi khí hậu và quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong năm 2020, tiếp tục chỉ đạo xây dựng và lập các đề án để nâng giá trị sản xuất nông nghiệp như: đề án sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2020; đề án phát triển thủy sản Đắk Nông năm 2020, định hướng đến năm 2030…

Trong giai đoạn 2016-2020 với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, các địa phương đã tiến hành xây dựng các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Theo đó, trong 5 năm qua đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi về sản xuất ngô, đậu nành, chăn nuôi bò, heo, trồng tiêu, cà phê,… Đồng thời, các huyện, thành phố cũng đã chủ động bố trí  kinh phí để hỗ trợ các xã xây dựng các mô hình phát triển sản xuất.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 đã xuất hiện thêm nhiều mô hình mới như: tưới công nghệ cao cho cây cà phê, trồng bơ trái vụ xen cây công nghiệp, nuôi dúi sinh sản, nuôi cừu, nuôi chim cút, nuôi heo công nghệ cao… góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người nghèo khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, chăn nuôi, phát triển sản xuất.

Về nhân rộng mô hình giảm nghèo, trong năm 2016, đầu giai đoạn đã tiến hành triển khai xây dựng 2 dự án chăn nuôi bò sinh sản tại 2 xã Đắk Wer và xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp với tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Năm 2018, từ nguồn kinh phí của Chương trình 135 triển khai xây dựng 02 dự án mô hình giảm nghèo tại huyện Đắk G’long với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Năm 2019, triển khai xây dựng các dự án mô hình giảm nghèo tại 2 huyện Đắk R’Lấp và Cư Jut với tổng kinh phí 1.000 triệu đồng.

Hiện nay, nguồn vốn triển khai xây dựng mô hình giảm nghèo năm 2020 là 1.720 triệu đồng, được phân bổ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh để triển khai thực hiện.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !