“Đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia là rất cần thiết”

Đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trong phiên họp diễn ra ngày 28/5 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

 

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến: “Đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia là rất cần thiết”

Thu hẹp dần khoảng cách

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến cho rằng, việc quyết định đầu tư Chương trình MTQG là rất cần thiết, bởi các lý do: Vùng đồng bào DTTS&MN luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, đạt được thành tựu to lớn, cơ sở hạ tầng KT-XH và đời sống của đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN đã được cải thiện rõ rệt nhưng hiện nay, vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên theo ông Chiến là do “vùng đồng bào DTTS&MN xuất phát điểm thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; chính sách còn một số hạn chế, bất cập”.

Cùng với đó, Chương trình MTQG nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; là giải pháp quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.

“Chương trình MTQG hướng đến mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân vùng đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của cả nước; đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG

Về giải pháp thực hiện Chương trình, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến, sẽ phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù.

Áp dụng một số cơ chế đặc thù để thực hiện các dự án của Chương trình.

Đa dạng hóa nguồn vốn trong đó vốn nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn ODA và đẩy mạnh thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của người dân để thực hiện các mục tiêu của Chương trình theo nguyên tắc “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Ngoài ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cũng cho biết, giải pháp công khai, dân chủ, phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS; quán triệt phương châm: “Dân cần, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”, “Xã, thôn có công trình, dân có việc làm, tăng thu nhập”.

“Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền và nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương; lồng ghép, thực hiện bình đẳng giới trong triển khai thực hiện Chương trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để theo dõi, giám sát, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình...”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến nêu.

Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 gồm 10 Dự án thành phần. Địa bàn thực hiện Chương trình ở vùng DTTS&MN là các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% trở lên. Phân định theo trình độ phát triển, bao gồm địa bàn ĐBKK (xã khu vực III, thôn ĐBKK), địa bàn còn khó khăn (xã khu vực II), địa bàn bước đầu phát triển (xã khu vực I).

Mục tiêu cụ thể Chương trình: Đến 2025, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS&MN hàng năm trên 3%; phát triển bền vững sinh kế, tăng thu nhập bình quân của người DTTS lên hơn 2 lần so với năm 2020; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn ĐBKK so với tiêu chí năm 2020…Định hướng mục tiêu đến năm 2030: tăng thu nhập bình quân của người DTTS lên tối thiểu bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !