 | Thời gian qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk đã được thực hiện có hiệu quả. Dựa vào nhu cầu thực tế, nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế đã được xây dựng phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong đó có trồng bơ. |

| Mô hình trồng xen canh cây bơ trong vườn cà phê đem lại thu nhập khá, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. |

| Hiện nay tỉnh Đắk Lắk được đánh giá là “thủ phủ” của cây bơ với trên 2.100ha bơ quy chuẩn, sản lượng ước đạt trên gần 20 ngàn tấn, trong đó diện tích bơ tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’gar, Krông Pắc, Krông Búk, Krông Năng, Cư Kuin, Ea H’Leo, Buôn Đôn… |

| Bơ Đắk Lắk đã trở thành thương hiệu địa phương. |
 | Thương hiệu bơ Dakado được hỗ trợ để phát triển thị trường cũng như nâng cao năng lực doanh nghiệp. |

| Nhận thấy bơ là sản phẩm đặc trưng của Đắk Lắk, người dân đã trồng trọt quy mô lớn hơn và thành lập hợp tác xã để nâng tầm sản phẩm, làm việc với đối tác lớn để quả bơ đến được nhiều người tiêu dùng hơn. |

|
Nhờ phát triển tập trung và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên các giống bơ ở Đắk Lắk cho năng suất cao. Trung bình, mỗi hecta cho năng suất từ 15-18 tấn/năm. |
 |
Để tồn tại và phát triển thị trường, chất lượng trái bơ tại Đắk Lắk được các cơ quan quản lý của tỉnh đặc biệt quan tâm. |
 |
Sau khi thu hái, bơ được vận chuyển ra thị trường cả nước. |
Theo các nhà chuyên môn, bơ là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ trồng, ít công chăm sóc, không tốn nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trồng chỉ từ 3 đến 4 năm là cho thu hoạch. Đặc biệt, cây bơ rất thích nghi với vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk dự báo trong vài năm tới, đồng bào các dân tộc sẽ tăng nhanh diện tích trồng cây bơ.
Phương Thúy
HOẶC ĐĂNG NHẬP NHANH BẰNG TÀI KHOẢN
Quên mật khẩu?
Gửi lại mã xác nhận