Bắc Kạn quyết tâm giảm thêm 2,5% hộ nghèo

Chỉ trong vòng 4 năm, tỉnh Bắc Kạn đã đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 26,91% về còn 19,57%. Điều này là nhờ có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, cơ sở trong tỉnh và được sự ủng hộ của toàn thể người dân.

Xác định Chương trình giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ những giải pháp giảm nghèo, tích cực hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 15/01/2016 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020; trong đó chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ngay từ đầu giai đoạn; ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Từ năm 2016-2019, tỉnh đã bố trí kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo gần 2.446 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, các địa phương đã lồng ghép với nguồn lực các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.

Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 26,61%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,93% thì đến năm 2019 giảm còn 19,57% hộ nghèo và 11,33% hộ cận nghèo. Đối với các huyện nghèo (Pác Nặm, Ba Bể), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,18% (2016) xuống còn 27,55% (2019).

{keywords}
Sản phẩm miến dong nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn

Những kết quả đạt được từ công tác giảm nghèo của tỉnh những năm qua cho thấy các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các chương trình, dự án và việc lồng ghép các nguồn lực đã tác động rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, nghèo mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.

Năm 2020, Bắc Kạn đã đưa ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 02 - 2,5%, trong đó huyện nghèo giảm 3,5 - 04%, tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45%. Số lao động được giải quyết việc làm mới: 5.000 người.Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 96%.Tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia: 98%.Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 98,5%.Phấn đấu đến cuối năm 2020 thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo cho toàn bộ hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công. Phấn đấu tăng thêm 08 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục.

Để thực hiện các mục tiêu trên, UNBD tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra các giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo, trong đó thực hiện tốt công tác giảm nghèo cho hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công. Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình; tổ chức quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản liên quan của Trung ương và của tỉnh về công tác giảm nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân trong thực hiện giảm nghèo bền vững nhằm khơi dậy ý chí, chủ động vươn lên của người nghèo; biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo.

Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định cụ thể mục tiêu phấn đấu giảm nghèo, tuyên truyền vận động đăng ký thoát nghèo, dự kiến các hộ có khả năng thoát nghèo để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, Ban, Ngành, cán bộ theo dõi, giúp đỡ; đồng thời tập trung nguồn lực, định hướng các giải pháp hỗ trợ thoát nghèo.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị nhất là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Mục tiêu giảm nghèo là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được xem xét trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các địa phương.

Thông qua các dự án của chương trình giảm nghèo bền vững như Chương trình 30a, Chương trình 135, Dự án Hỗ trợ sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã ngoài, dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin,... Bắc Kạn tổ chức xây dựng các dự án, mô hình phù hợp để thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng thụ hưởng; hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường để đảm bảo tính bền vững trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt trong công tác  giảm nghèo về thông tin, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành tập trung tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ làm công tác truyền thông cơ sở; sản xuất, biên tập, phát sóng các sản phẩm truyền thông để phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về Chương trình giảm nghèo. Hỗ trợ phát sóng cho các Đài Truyền thanh, Truyền hình cơ sở; trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại các xã thuộc huyện nghèo của Chương trình 30a, xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phải xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, xác định rõ mục tiêu giảm nghèo (giảm số hộ nghèo có địa chỉ cụ thể, chi tiết hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản), đăng ký phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gắn các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất với mục tiêu giảm nghèo; phân công rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo.

Phương Thúy

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !