Tuyên Quang: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ trên 27% (năm 2016) xuống còn 9,03% (năm 2020), bình quân giảm 3,76%/năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra

Cuối năm 2017, từ nguồn hỗ trợ sản xuất, Chương trình 135 (8 triệu đồng), gia đình chị Trần Thị Đông, dân tộc Cao Lan, thôn 3, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên vay ưu đãi thêm 7 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua bò sinh sản. Sau ba năm, bò mẹ sinh được ba con bê. Do chăm sóc tốt, bò mẹ và bê con khỏe mạnh, là tài sản quý với gia đình chị Đông. 

{keywords}

Với những mô hình hỗ trợ cây, con phù hợp, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nhiều cơ hội vươn lên thoát nghèo.

Không chỉ trả hết món nợ vay ngân hàng, chị Đông còn có nhiều dự định phát triển sản xuất sau khi được sự hỗ trợ của Nhà nước. “Tôi tính sẽ vay thêm vốn ưu đãi từ ngân hàng để mở rộng quy mô chăn nuôi và mua thêm con giống, trồng thêm rau màu để cải thiện cuộc sống”, chị Đông cho biết.

Tại huyện Chiêm Hóa, năm 2017, từ nguồn hỗ trợ sản xuất, Chương trình 135, gia đình chị Ma Thị Bấm, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, được hỗ trợ tiền mua bốn con dê. Sau ba năm chăm sóc, bốn con dê ban đầu đã sinh sản nhân tổng đàn lên 15 con. 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Bấm cho biết: “Trước đây gia đình tôi chỉ trồng hơn 1 sào lúa, đủ ăn cũng đã là may mắn. Nhờ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, lại được tham gia các lớp học về kiến thức nông nghiệp, tôi biết cách chăn nuôi, trồng trọt. Cuối năm 2020, gia tôi đã vươn lên hộ cận nghèo, phấn đấu sẽ sớm thoát nghèo”.

Còn tại huyện Hàm Yên, năm 2020, UBND xã Yên Thuận đã hỗ trợ 218 triệu đồng giúp 35 hộ nghèo, hộ cận nghèo mua máy móc, nông cụ sản xuất như máy phun tưới nước áp lực, máy cắt cỏ đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, đạt chất lượng theo quy định của Chương trình 135.

Ông Nguyễn Trọng Lực, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Yên Thuận khẳng định: “Việc cấp máy hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Yên Thuận không chỉ góp phần hỗ trợ, động viên người dân tích cực tham gia lao động sản xuất, mà còn giúp hộ nghèo, cận nghèo có những phương tiện, công cụ máy móc để sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, hướng tới giảm nghèo bền vững”.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh đã thu được những kết quả khả quan. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm từ 27,81% đầu năm 2016 xuống còn 9,03% cuối năm 2020, bình quân giảm 3,76%/ năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. 

{keywords}

Nhờ triển khai thực hiện Chương trình 135, đời sống đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang có nhiều chuyển biến tích cực.

“Việc triển khai xây dựng mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 không những giúp nhiều hộ nghèo tại các vùng khó khăn phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn giúp nâng cao rõ rệt tính chủ động của người dân và cộng đồng dân cư trong việc tiếp cận được với kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống” - bà Hoàng Thị Thắm, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết.

Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là trên 885 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo là gần 33 tỷ đồng. Đã tổ chức thực hiện 38 dự án hỗ trợ giống, cây trồng vật nuôi, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, làm dịch vụ cho khoảng 2.700 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. 

Minh Thu

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !