TP.HCM: Các cơ sở tôn giáo sẽ lưu giữ tro cốt tạm thời

Đó là chỉ đạo của Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khi nói về việc chăm lo, bảo quản tro cốt cho những người mất vì Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quân đội quản lý, cơ sở tôn giáo tạm giữ tro cốt

Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, quân đội sẽ thực hiện giao tro cốt đến từng gia đình bệnh nhân tử vong do Covid-19. Các cơ sở tôn giáo sẽ lưu giữ tro cốt tạm thời nếu người thân chưa thể tiếp nhận.

“Thành phố đã thống nhất những phương án xử trí chu đáo, tận tâm nhất đối với những bệnh nhân không may qua đời do dịch Covid-19. Đối với việc làm hậu sự cho các bệnh nhân mắc Covid-19 qua đời, thành phố sẽ sử dụng nguồn ngân sách để chi trả. Tro cốt của bệnh nhân Covid-19 tử vong sẽ được Bộ Tư lệnh thành phố tiếp nhận, chuyển giao đến từng gia đình chu đáo nhất”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết.

Cũng theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên: “Trong trường hợp gia đình chưa thể tiếp nhận, các cơ sở tôn giáo sẽ có trách nhiệm lưu giữ tạm thời, thực hiện cầu siêu cho đến khi có người thân tới nhận. Ngoài ra, các trung tâm hỏa táng trên địa bàn TP.HCM không được tổ chức chuyển tro cốt bệnh nhân Covid-19 tử vong đến các gia đình”.

Thông tin thêm về chi phí mai táng cho những nạn nhân mất vì Covid-19, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, thành phố đã thống nhất sẽ chi trả toàn bộ chi phí làm hậu sự cho bệnh nhân mất do Covid-19. Mức chi dự kiến là 17 triệu đồng cho mỗi trường hợp. “Sau khi bệnh nhân không may tử vong, bệnh viện sẽ liên hệ với cơ sở mai táng, thực hiện các thủ tục, tiến hành hỏa táng và giao tro, cốt cho người thân”, ông Nguyễn Toàn Thắng thông tin thêm.

Được biết, trong quá trình mai táng, quân đội sẽ là đơn vị thực hiện bàn giao tro cốt đến gia đình các nạn nhân khi có yêu cầu. Với những gia đình vẫn còn nằm trong diện cách ly, phong tỏa (vùng đỏ nói chung), chưa thể nhận bàn giao thì các cơ sở tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ (được TP.HCM chỉ định) sẽ có nhiệm vụ lưu giữ tro cốt tạm thời, tổ chức các lễ cầu siêu (với tín đồ Phật giáo), rửa tội (với giáo dân Công giáo) cho người mất.

{keywords}
Ảnh: Đỗ Chính

Đẹp lòng người sống, an lòng người mất

Để góp phần động viên người dân trong lúc dịch bệnh căng thẳng, TP.HCM quyết định hỗ trợ chi phí mai táng cho người mất vì Covid-19 và thực hiện việc quản lý, tạm giữ và bàn giao tro cốt cho người thân các nạn nhân là việc làm vô cùng nhân văn. Việc quản lý thống nhất quá trình mai táng cho các nạn nhân do dịch bệnh vừa thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, vừa đảm bảo tốt các yêu cầu chống dịch trên địa bàn.

Đáng chú ý, hưởng ứng lời kêu gọi của TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thiết lập trai đàn cầu siêu cho các vong linh nạn nhân tử vong vì Covid-19 được siêu sinh tịnh độ theo nghi lễ trang nghiêm, đồng thời tiếp nhận miễn phí các hũ tro cốt. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng đại lễ chúng sinh trong mùa Vu lan.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thời gian qua số lượng người chết vì Covid-19 tăng cao, trong khi nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng nên thân nhân đã không thể tổ chức tang lễ theo tâm nguyện. Vì vậy, dịp lễ Vu lan này, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương sắp xếp các chùa có tháp thờ tro cốt tiếp nhận miễn phí, thờ phụng trang nghiêm, quản lý chặt chẽ, có danh sách cụ thể các hũ tro cốt của các nạn nhân tử vong do Covid-19 trong thời gian này

Được biết, trên địa bàn TP.HCM hiện có 4 đơn vị đang thực hiện hỏa táng, gồm: Nhà tang lễ khu Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân); Nhà tang lễ khu Đa Phước (huyện Bình Chánh); Nhà tang lễ khu Phúc An Viên (Thành phố Thủ Đức) và Nhà tang lễ khu Tháp Long Thị (huyện Củ Chi). Trong đó, bệnh nhân tử vong do dịch Covid-19 được hỏa táng tại trung tâm Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân). Cơ sở này đang duy trì hoạt động 24/24, đảm bảo xử lý mọi tình huống theo yêu cầu. Ngoài ra, 100% các nạn nhân mất do Covd-19 phải được hỏa táng và thực hiện đúng các quy định phòng dịch thay vì mai táng theo các phương pháp truyền thống khác như chôn cất.

Nam Phương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !