Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Bảo Lạc

Nhằm giúp đồng bào khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực

Cốc Pàng là một xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới, xã Cốc Pàng đã tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao sản lượng, mở rộng diện tích phát triển cây trồng thế mạnh của địa phương như cây hồi, quế, sa mộc...

Trồng sở đang là một trong những mô hình kinh tế nổi bật nhất trên địa bàn xã Cốc Pàng. Kể từ năm 2015 đến nay, diện tích trồng cây sở trên địa bàn xã Cốc Pàng liên tục được mở rộng. Quả sở sau khi thu hoạch có thể sơ chế, tách lấy hạt để ép lấy dầu, phục vụ chế biến thực phẩm, sản xuất xà phòng, làm thuốc chữa bệnh ngoài da, làm phân bón vi sinh...

Năm 2020, từ vỏn vẹn vài ha, toàn xã hiện đã có trên 42 ha. Đầu tư trồng sở ít tốn kém, chi phí đầu vào thấp, chỉ mất công chăm sóc khi cây còn trong gia đoạn sinh trưởng, chưa khép tán.

Tương tự, trúc sào đang là cây kinh tế chủ lực trên địa bàn xã Huy Giáp - địa phương có diện tích trồng trúc sào lớn nhất huyện, với hơn 100 ha canh tác.

Theo thống kê, hàng năm, người dân xã Huy Giáp xuất bán khoảng 1.000 xe trúc sào, thu nhập gần 9 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ trồng trúc sào bán 3 - 6 xe trúc/năm, có hộ bán 15 - 30 xe trúc/năm. Với giá bán dao động 8,5 - 9 triệu đồng/xe/5 tấn, tùy theo từng loại trúc, nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng từ bán trúc sào.

Ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: Giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã triển khai kịp thời Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ và một số chương trình khác để kịp thời hỗ trợ người dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Tại các xóm biên giới, người dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở, bố trí đất sản xuất để ổn định cuộc sống. Trong đó, các phòng, ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân chăn nuôi gia súc, trồng rừng kinh tế. Đến nay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân của các xã biên giới đạt 17,6 triệu đồng/xã, bình quân giảm 1,4% hộ nghèo/năm.

Cùng với trúc sào và cây sở, huyện Bảo Lạc cũng đang đẩy mạnh quy hoạch và đẩy mạnh phát triển các vùng trồng hồi, quế tại một số xã như Cốc Pàng, Thượng Hà, Hưng Thịnh, Cô Ba...Tính đến nay, diện tích trồng hồi toàn huyện đạt trên 1.810 ha, quế khoảng 163 ha với 80 ha đã đến tuổi khai thác. Thu nhập từ việc chưng cất tinh dầu hồi của người dân địa phương đạt bình quân 60 - 120 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, huyện còn chú trọng phát triển một số loại cây ăn quả đặc sản, đặc hữu của địa phương như lê vàng, lê xanh, mận. Hiệu quả phát triển các loại cây trồng này đã trực tiếp góp phần đẩy nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững, ổn định cho người dân địa phương.

{keywords}
Một góc chợ phiên Bảo Lạc. Ảnh: Thu Hiền

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Với đặc điểm địa hình đa dạng có 2 vùng rõ rệt (vùng cao, vùng thấp), Bảo Lạc có thể cho phép khai thác các tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch đặc thù như: du thuyền mạo hiểm trên sông Gâm; hang động; sinh thái; du lịch cộng đồng dân tộc Tày, Lô Lô, Sán Chỉ; lịch sử, văn hóa… Bảo Lạc nổi tiếng với nhiều dược liệu quý hiếm: hà thủ ô, tam thất, ấu tầu; văn hóa ẩm thực của Bảo Lạc với những món ăn như: thắng cố, mèn mén, thịt treo gác bếp, thịt ủ chua... nổi tiếng.

Bảo Lạc phấn đấu đến năm 2025, ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng từ 12 - 15% trong tổng doanh thu của huyện. Để thực hiện mục tiêu đó, hiện nay, Bảo Lạc đã và đang huy động các nguồn lực và kêu gọi các nguồn hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của huyện, điểm du lịch Thiêng Qua; đẩy nhanh tiến độ dự án bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và điểm du lịch cộng đồng Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc. Quy hoạch, mở rộng thị trấn Bảo Lạc và đầu tư nâng cấp Chợ Trung tâm Thị trấn. Quy hoạch phố ẩm thực và khu phố chợ đêm thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần, phấn đấu xây dựng thị trấn Bảo Lạc trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch miền Tây của tỉnh.

Huyện cũng tập trung xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ gia đình làm mô hình du lịch Homestay tại xã Xuân Trường nhằm khai thác du lịch khám phá Dốc 14 tầng và du lịch hồ Thôm Lốm (xã Xuân Trường). Tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng.Đồng thời, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống như nhà cửa, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực…

Tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao, như: Tổ chức Lễ hội Lồng Tồng; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông; Ngày hội văn hóa và Lễ mừng cơm mới (Lễ cầu mưa) của dân tộc Lô Lô; Tuần lễ văn hóa và Chợ tình phong lưu huyện Bảo Lạc. Đẩy mạnh việc quảng bá du lịch và văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của huyện và trên các mạng xã hội… Hướng đến đạt mục tiêu: Bảo Lạc là điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn - Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Lạc Nông Toàn Thắng cho biết: Đến nay, huyện đã quy hoạch và bước đầu định hình được mô hình phát triển du lịch của huyện với các giá trị đặc trưng, riêng biệt rõ ràng, phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Trong thời gian tới, huyện Bảo Lạc tập trung ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch, đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch, tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, xây dựng các tour du lịch có sức thu hút, hấp dẫn du khách đến Bảo Lạc, góp phần đưa du lịch Bảo Lạc phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !