Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Chúng tôi gặp anh Vừ A Chính,  tại chợ phiên Phó Bảng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Hôm nay anh không mua sắm nông cụ sản xuất như những phiên chợ khác mà chỉ đứng ở khu vực bán điện thoại di động. Anh hào hứng xem, trao đổi với người bán hàng về một số kiểu điện thoại để lựa chọn một chiếc thích hợp nhất với túi tiền của mình. “Tôi muốn mua chiếc điện thoại có màn hình lớn, chụp được ảnh, xem được mạng” – anh Chính nói với người bán hàng.

Sau khi người bán hàng đưa cho anh em 3 loại điện thoại khác nhau, anh Chính đã chọn mua chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng với giá hơn 3 triệu đồng. Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với nhiều người dân ở Phó Bảng, tuy nhiên anh Chính vẫn quyết định mua. Khi tôi hỏi chuyện, anh bảo: “Bây giờ nhà nào cũng có điện thoại, mình cũng phải mua một cái để thuận tiện cho việc liên lạc. Chỉ cần ở nhà là có thể nói chuyện với mọi người rồi. Chỗ tôi ở hiện đã có sóng 3G rồi, có thể kết nối Internet vì thế tôi rất vui. Có cái điện thoại này, có thể vào mạng xem thông tin, kết bạn với mọi người”.

Cũng ở một phiên chợ khác ở xã Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, chúng tôi gặp rất nhiều người già có, trẻ có chọn mua điện thoại di động. Chàng trai trẻ Vàng A Sài sử dụng điện thoại di động từ cách đây gần 10 năm cho biết. Sài cho biết với việc sóng di động đã phủ sóng ở gần hết các thôn bản như hiện giờ, việc thông tiên liên lạc rất thuận lợi. Chỗ của Sài cũng có cả mạng internet nên việc giao lưu, học tập rất thuận lợi. Sài và những người bạn cùng trang lứa với mình đều sử dụng ứng dụng zalo, facebook. Điều đó giúp cho Sài cập nhật thông tin nhanh hơn, có nhiều kiến thức hơn về các vấn đề xã hội.

{keywords}
Tỷ lệ người DTTS sử dụng điện thoại di động đã tăng lên rõ rệt. Ảnh: Bích Nguyên

Ông Chính và anh Sài chỉ là 2 trong số hàng nghìn người DTTS đã được tiếp cận với công nghệ thông tin trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, theo dòng phát triển của đất nước, số lượng người dân vùng DTTS sử dụng điện thoại di động, internet đã tăng lên rõ rệt. Theo Báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” vừa được công bố, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người DTTS đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, có tới 92,5% hộ gia đình DTTS có sử dụng điện thoại năm 2019 (cố định hoặc/và di động) tăng tới 17% so với năm 2015.

Tuy nhiên một điều đáng lưu ý là tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại di động là không đồng đều giữa các vùng kinh tế và các dân tộc. Xét theo vùng kinh tế- xã hội thì vùng Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng điện thoại thấp nhất 84,6%. Một số DTTS vẫn có tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại khá thấp, đặc biệt là hộ gia đình DTTS do nữ là chủ hộ, như La Hủ 34,6, Chứt 51,0%, Rơ Măm 54,8%, Bru Vân Kiều 63,6%, Xơ Đăng 65,2%  và Ba Na 68,5%.

Tỉ lệ hộ gia đình có trang bị máy tính cũng đã tăng lên đáng kể. Năm 2019, có 10,3% hộ gia đình DTTS sử dụng máy vi tính, tăng 2,6 % so với năm 2015. Trong đó, Tây Nguyên vẫn là vùng có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng máy vi tính thấp nhất 5%, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 5,7%. Xét theo dân tộc, vẫn còn tới 29/53 DTTS có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng máy vi tính dưới 5% như Xinh Mun 1,1%, Khơ Mú 1,3%, Rơ Măm 1,5%, La Hủ 1,6%, Ba Na 1,8% và Chứt 1,9%.

Ở khía cạnh sử dụng dịch vụ Internet ghi nhận tỉ lệ người DTTS sử dụng dịch vụ này tăng rất cao.  Theo báo cáo, có tới 61,3% hộ gia đình DTTS có sử dụng internet (wifi, cáp hoặc 3G), tăng tới 54,8 % so với năm 2015 (6,5%). Có thể nói đây là bước phát triển rất mạnh trong tiếp cận thông tin ở vùng DTTS, đặc biệt chênh lệch giữa hộ gia đình DTTS do nam và nữ làm chủ hộ rất ít, chỉ 1,5% với tỉ lệ chủ hộ là nam sử dụng internet là 61,4% và 59,9% chủ hộ là nữ.

Trong các vùng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng internet thấp nhất 46,1% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 50%. Có 9/53 DTTS có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet dưới 30% như La Hủ 10,2%, Brâu 15,1%, Chứt 21,2%, Mảng 23,3%, Cống 24,3%, Bru Vân Kiều 25,6%, Xơ Đăng 28,5%, Ba Na 28,5% và Si La 29,6%.

Những con số này cho thấy, bên cạnh thành tựu, các địa phương vẫn phải thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo tỉ lệ người dân tiếp cận công nghệ thông tin cao hơn, đồng đều hơn giữa các dân tộc, các vùng kinh tế

Bích Nguyên

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Với gần 15 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống trải dài ở 3/4 diện tích đất nước, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bất cập.

Đang cập nhật dữ liệu !