Tăng cường đoàn kết đồng bào tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo, với trên 2,3 triệu tín đồ. Do vậy, công tác đoàn kết đồng bào tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, vận động đồng bào tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, để mặt trận có thể phát huy tốt vai trò vận động, đoàn kết đồng bào tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới cần sự chung ta của cả hệ thống chính trị.

Theo bản đồ phân chia địa giới hành chính, Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam nước ta, có diện tích khoảng 55.000 km2, bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng chiếm gần 17% diện tích cả nước, xếp hàng thứ hai về diện tích trong số 7 vùng kinh tế của đất nước. Tây Nguyên cũng được coi là mái nhà Đông Dương, khu vực phòng thủ quan trọng của Việt Nam khi có đường biên giới dài với Lào và Campuchia.

Về mặt sắc tộc, Tây Nguyên hiện có đủ 54 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, một trong những khu vực có sự đa dạng nhất về thành phần dân tộc so với các vùng kinh tế khác ở nước ta. Với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào nơi đây có một nền văn hóa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo.

Về tình hình tôn giáo, Tây Nguyên cũng là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin lành và đạo Cao đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ, chiếm 34,7% dân số; đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác.

“Đánh giá vị trí của Tây Nguyên, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tái khẳng định: “Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh...”. Do đó, Đảng, Nhà nước đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết để phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững trong đó Mặt trận các cấp đóng vai trò nòng cốt trong công tác dân tộc và tôn giáo tại đây”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh.

{keywords}
Nhà thờ gỗ Tây Nguyên. Ảnh: Nam Phương

Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc

Phân tích về các tôn giáo trên địa bàn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh cho biết: Đạo Tin lành được du nhập vào Tây Nguyên từ cuối những năm 20 thế kỷ XX và đang trở thành vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có đông tín đồ nhất tại Việt Nam.

Cụ thể, tính đến 31/12/2020, số lượng tín đồ đạo Tin lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên là 529.410 người, trong đó tín đồ là người DTTS khoảng 511.450 người (Đắk Lắk: 186.000 tín đồ DTTS; Gia Lai: 152.690; Lâm Đồng: 88.000; Đăk Nông: 76.050; Kon Tum: 17.710), chiếm 96,6% tổng số tín đồ đạo Tin Lành ở khu vực này.

Kế đến là đạo Công giáo, có mặt tại Tây Nguyên từ rất sớm, những năm 1765. Trong quá trình phát triển, Công giáo ở Tây Nguyên hình thành 3 giáo phận: Kon Tum (1932), Đà Lạt (1960) và Buôn Ma Thuột (1967) với khoảng 1.126.474 tín đồ, 5 giám mục, hơn 630 linh mục (396 linh mục triều, 234 linh mục dòng), hơn 2714 tu sĩ nam nữ. Tây Nguyên cũng chính là nơi tập trung đông tín đồ Công giáo là đồng bào DTTS nhất ở Việt Nam, chiếm 81% tín đồ người dân tộc trong giáo hội.

Trong khi đó, Phật giáo ở Tây Nguyên phát triển tín đồ phật tử chủ yếu trong đồng bào Kinh (khoảng trên 600.000 phật tử). Ngoài ra còn có đạo Cao đài, chủ yếu phát triển trong đồng bào dân tộc Kinh với khoảng 22.000 tín đồ. Chính việc đa dạng về tôn giáo khiến bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng vốn đã đa dạng lại càng trở nên đa dạng hơn nữa.

Chính vì vậy, việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay là một việc căn cơ, lâu dài và phải thường xuyên liên tục. Theo tinh thần Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của các tầng lớp nhân dân ở khu vực Tây Nguyên nói chung, các tín đồ tôn giáo nói riêng và đặc biệt là các tín đồ vùng DTTS. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được đặt lên hàng đầu. Trong số các nhiệm vụ cụ thể thì việc ứng biến và xử lý ngay các vấn đề “nóng” như: đất đai, cơ sở tôn giáo… của các cơ sở tôn giáo cũng luôn được chính quyền cơ sở và Mặt trận tổ quốc các cấp tham mưu ưu tiên giải quyết.

“Chính nhờ sự khéo léo của chính quyền các địa phương, sự nỗ lực của Mặt trận Tổ quốc các tỉnh thành mà nhiều vấn đề nóng về dân tộc và tôn giáo tại Tây Nguyên đã được xử lý tốt đẹp; qua đó kêu gọi được các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo cùng tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm tan ra mọi âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong thời gian qua và những năm tiếp theo”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh kết luận.

Nam Phương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !