Phụ nữ dân tộc thiểu số “yếu thế” về phát triển sinh kế

Phụ nữ người dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vẫn đang gặp rất nhiều bất lợi, thuộc nhóm “yếu thế” trong phát triển sinh kế.

Báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và Tóm tắt chính sách “Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam” vừa được Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc), với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam công bố đầu tháng 8/2021.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết, báo cáo sẽ góp phần lấp khoảng trống về số liệu thống kê giới trong các DTTS Việt Nam và đóng góp vào tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững ở các vùng DTTS.

Bất lợi trong tiếp cận tín dụng chính thức

Theo báo cáo, trong thời gian qua, nhiều nguồn vốn ưu đãi đã được dành cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN để hỗ trợ phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 cho thấy, mặc dù phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất-kinh doanh - dịch vụ các sản phẩm truyền thống ở vùng DTTS&MN, thế nhưng tỷ lệ hộ DTTS do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2019 chỉ đạt 15,8%, thấp hơn gần 5 điểm % so với tỷ lệ tương ứng của hộ gia đình DTTS do nam giới là chủ hộ (20,7%). Giá trị khoản vay của hộ DTTS do phụ nữ làm chủ hộ thấp hơn so với hộ gia đình DTTS do nam giới là chủ hộ, đồng thời thấp hơn đáng kể so với mức cho vay tối đa của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Các cơ sở/hộ sản xuất - kinh doanh - dịch vụ (SX-KD-DV) do nữ làm chủ hộ có quy mô nhỏ nên chưa có nhu cầu vay các khoản vốn lớn; Năng lực của các nữ chủ hộ DTTS về lập hồ sơ vay vốn, phương án sản xuất - kinh doanh còn hạn chế nên chưa tiếp cận được những khoản vay với giá trị lớn…

Các nhóm nữ DTTS yếu thế nhất thường ít được hưởng lợi từ các thể chế tài chính vi mô do tỷ lệ thành công thấp hơn và khả năng tiếp tục duy trì các tổ nhóm tiết kiệm và tín dụng sau khi các dự án hỗ trợ kết thúc cũng thấp hơn.

{keywords}
Ảnh minh họa

“Yếu thế” trong thị trường lao động

Cũng theo báo cáo, lực lượng lao động nữ DTTS là một trong những nhóm “yếu thế” trong thị trường lao động. Nữ DTTS có xu hướng tham gia lao động rất sớm; cơ cấu việc làm thể hiện sự bất lợi “kép” từ yếu tố dân tộc và giới tính. Rất nhiều em gái DTTS đã làm việc như người trưởng thành từ trước khi đủ 15 tuổi. Trong khi ở độ tuổi này, phần lớn em gái người Kinh còn đang tiếp tục đi học.

Lao động nữ DTTS làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương nhiều hơn so với lao động nam DTTS và lao động nữ người Kinh. Có tới 76,4% việc làm của lao động nữ DTTS trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cao hơn gần 6 điểm % so với lao động nam DTTS (70,5%) và cao gấp đôi so với lao động nữ cả nước (35,9%). Có 24/53 DTTS có tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong nông, lâm nghiệp chiếm trên 90%.

Về vị thế trong việc làm, tỷ lệ lao động nữ DTTS làm các công việc “lao động gia đình không hưởng lương” là 52,0%, cao gấp gần 2 lần so với tỷ lệ này của lao động nam DTTS (26,6%) và cao gấp hơn 2,5 lần so với lao động nữ cả nước 19,4%19. Đây là nhóm công việc không ổn định, điều kiện làm việc kém hơn so với việc làm ở các khu vực khác và không thuộc đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và BHYT bắt buộc.

Hiện vẫn có nhiều rào cản đối với lao động nữ DTTS trong dịch chuyển việc làm ra khỏi nông-lâm nghiệp và tiếp cận công việc làm công ăn lương tại các nhà máy, doanh nghiệp tại địa phương, các khu công nghiệp trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài.

Đối với những nhóm lao động nữ DTTS yếu thế không đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng để làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tìm việc làm bất hợp pháp ngoài biên giới là lựa chọn ngày càng phổ biến. Mặc dù công việc này có thể mang lại nguồn thu nhập trước mắt cho các phụ nữ yếu thế, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, đặc biệt là mua bán người.

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS

Trên cơ sở phân tích hiện trạng, các chuyên gia đã đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ DTTS yếu thế được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế và thị trường lao động nhằm cải thiện việc làm và địa vị kinh tế của họ.

Chẳng hạn như tăng cường tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho phụ nữ DTTS có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng các quyền về tài sản của mình, bảo đảm bình đẳng giới thực chất; Tăng cường hỗ trợ các nhóm phụ nữ DTTS yếu thế nhất được tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng tới các nguồn lực của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền và dịch vụ hỗ trợ di cư lao động an toàn và phòng chống mua bán người cho lao động nữ DTTS, bao gồm cả nhóm lao động nữ DTTS đã/có nguy cơ di cư bất hợp pháp qua biên giới…

Những khuyến nghị từ các chuyên gia được đề xuất với mong muốn hỗ trợ cho quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đối với vùng DTTS ở Việt Nam; góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS một cách hiệu quả và toàn diện như Việt Nam đã cam kết thực hiện trong Các mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. 

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, với nguyên tắc “Không bỏ ai ở lại phía sau” thì những vấn đề DTTS và thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở vùng DTTS&MN cần được quan tâm đặc biệt.

Xuân Bách

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !