Phim về đề tài dân tộc miền núi: Cần chiến lược phát triển lâu dài

Những năm gần đây, phim về đề tài miền núi đang dần trở nên gần gũi, thân thiết với bà con các dân tộc. Thông qua các bộ phim, giúp người xem hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).

Khởi sắc trong công tác tuyên truyền về miền núi

Ở những thập niên trước, nhiều bộ phim về đề tài dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi cũng đạt được những thành công lớn như: "Vợ chồng A Phủ", "Đất nước đứng lên", "Chiếc vòng bạc", "Chuyện của Pao", "Đàn trời", "Đỉnh núi mờ sương", "Tình thắm Sa Pa", "Chim Phí bay về nguồn cội", "Đi về phía mặt trời"... Những bộ phim trên khi được phát sóng đều đạt được những tiếng vang nhất định. Thông qua các bộ phim giúp người xem hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các DTTS, từ đó, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.

Công cuộc đổi mới đã tạo nên nhiều thay đổi căn bản trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có điện ảnh tài liệu. Người làm phim tài liệu đã mạnh dạn đề cập những vấn đề còn khúc mắc trong đời sống nhân dân. Những bộ phim như “Sống ở vùng lòng hồ”, “Lời của dòng sông” là tiếng nói phản ánh nguyện vọng chính đáng của bà con các dân tộc trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Ðồng ý rời bản để lên khu định cư mới, nhưng bà con cũng còn đó những băn khoăn khi chưa thể thích nghi ngay với đời sống mới, việc làm mới. Mỗi bộ phim khi đó đã thật sự trở thành phương tiện tuyên truyền hữu hiệu, tác động vào mỗi con người, làm chuyển đổi nhận thức từ chưa rõ ràng, thậm chí còn tiêu cực, của một bộ phận bà con, trở nên đúng đắn, tiến bộ. Ðưa chân dung cuộc sống của đồng bào các dân tộc đến với nhiều đối tượng người xem, làm cho mọi người hiểu rõ hơn, cảm thông hơn và cũng trăn trở hơn về trách nhiệm công dân của mình trước cuộc sống còn nhiều khó khăn của bà con DTTS.

{keywords}
Một cảnh trong phim “Lặng yên dưới vực sâu” . Ảnh tư liệu.

Những năm gần đây, với công nghệ hiện đại, cộng thêm tư duy của lớp đạo diễn mới, điện ảnh Việt Nam đã xuất hiện nhiều bộ phim ấn tượng về đề tài DTTS và miền núi. Gần nhất, một trong những bộ phim khai thác về đề tài này để lại trong lòng người xem nhiều cảm xúc chính là bộ phim “Mùa Xuân ở lại”. Đây là bộ phim không chỉ ấn tượng ở mảng đề tài này, mà còn là bộ phim nổi bật trong làng phim Việt Nam thời gian qua. Phim “Mùa Xuân ở lại” lấy chủ đề về việc lựa chọn tương lai của một thế hệ trẻ khi đứng trước những ngã rẽ. Đó là câu chuyện của Hòa, 23 tuổi, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, quyết định lên miền núi dạy học để 3 năm sau trở về quê, có công việc ổn định hơn và kết hôn với người mình yêu... Nhưng khi gắn bó với vùng đất biên giới và những học trò, cô lại dần thấy khó khăn khi đưa ra quyết định của mình - Một bên là quê nhà, người yêu ngóng đợi; một bên là học trò vượt mọi khó khăn để học cái chữ. Vào đúng dịp mùa Xuân, cô phải đưa ra quyết định và cuối cùng cô đã chọn "Mùa Xuân ở lại"...

Tương tự như bộ phim “Mùa Xuân ở lại”, với độ dài 32 tập phim, bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu” cũng khai thác hiệu quả về đề tài DTTS và miền núi. Bộ phim kể về câu chuyện tình trắc trở của đôi trai gái người Mông ở vùng cao, họ luôn tìm cách vượt lên cuộc sống khắc nghiệt để tìm đến hạnh phúc đích thực. Bộ phim đã mang lại nhiều thành công cho đoàn phim, đặc biệt là giải thưởng Cánh diều Bạc

Phim về dân tộc miền núi cần được ưu tiên phát triển

Thực tế cho thấy, mảng đề tài DTTS và miền núi tuy đã được chú ý khai thác nhưng số lượng là chưa đáng kể, vừa thiếu, vừa yếu về nội dung và nghệ thuật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng phim về mảng đề tài DTTS. Một trong những nguyên nhân căn bản chính là sự thiếu hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về lịch sử, về sự gắn bó sâu sắc, mật thiết, không thể tách rời giữa con người với thiên nhiên hùng vĩ, về phong tục, tập quán tốt đẹp, đầy nhân văn của đồng bào dân tộc vùng cao nên các nhà làm phim chưa khai thác được các góc cạnh, những mâu thuẫn, suy nghĩ ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn của đồng bào và các vấn đề bức xúc đang đặt ra ở địa bàn miền núi, dân tộc.

Do đó, khiến cho các nhà làm phim chưa tìm được sự đồng cảm và tâm sự chung với đồng bào các DTTS. Việc thực hiện sản xuất phim thường ở các vùng sâu, vùng xa là vô cùng vất vả, chi phí sản xuất tốn kém khiến những nhà làm phim cũng không hào hứng với mảng đề tài này. 

{keywords}
Cần có một chiến lược phát triển lâu dài cho phim về đề tài DTTS và miền núi và phải có sự ưu tiên cho dòng phim này. Ảnh: Thu Hiền

Từ những thực trạng đang tồn tại của dòng phim thuộc mảng đề tài về   DTTS ở Việt Nam, điều quan trọng là tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đem lại một diện mạo mới cho phim ở mảng đề tài DTTS thì có hai khâu cần phải khám phá, đó là quan niệm, góc nhìn, sự đam mê của những người sáng tác và các định hướng, cơ chế chính sách của nhà quản lý. Đối với các nhà quản lý phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho phim về đề tài DTTS, miền núi và phải có sự ưu tiên cho dòng phim này. Còn đối với các nhà làm phim phải thay đổi cách nghĩ, cách làm phim mới; các câu chuyện, vấn đề, bài học đặt ra cần phù hợp với tâm lý, nhận thức của mỗi dân tộc để cuốn hút được người xem.

Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch sản xuất các chương trình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo năm 2021.  Hy vọng, trong tương lai gần, người xem sẽ được đón nhận nhiều  bộ phim hay, các chương trình truyền hình chất lượng phản ánh về đời sống của đồng bào các DTTS, miền núi.

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !