Nụ cười rẻo cao…

Trong chuyến tình nguyện về điểm trường Nà Bó (tỉnh Hà Giang), chúng tôi đã vô cùng xúc động và thấy ấm áp trước sự cảm kích và tình cảm của đồng bào Mông nơi đây.

Mặc dù điểm trường Nà Bó chỉ cách trung tâm huyện Bắc Quang khoảng 20km, nhưng quãng đường hiểm trở, khó khăn khiến đoàn thiện nguyện của chúng tôi mất tới hơn 2h đồng hồ mới tới nơi. Nà Bó cũng chính là điểm trường nghèo nhất, khó khăn nhất của xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Người dân Đức Xuân nói chung sống trong khu vực “3 không”: không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại. Trong khi đó, Trường tiểu học Nà Bó cũng nằm cách biệt hoàn toàn so với các điểm dân cư. Trường Tiểu học Nà Bó có gần 50 em học sinh theo học, nhưng điều kiện học tập thì vô cùng thiếu thốn.

Nhà các em đều ở xa điểm trường từ 4 đến 5 km đường đồi núi. Khi đến được lớp học, bụng các em thường đói khi chỉ có vài chiếc bánh mèn mén nấu từ bột ngô làm thức ăn cho cả ngày. Không có cặp sách, các em dùng túi nilon đựng sách vở. Mùa hè không quạt mát, mùa đông mưa rét. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, đám học trò nghèo miền núi nơi đây phong phanh áo mỏng, chân không tất không giầy xỏ vội đôi dép tổ ong, mặt mũi tím tái vì lạnh.

Ấy vậy mà khi đoàn công tác của chúng tôi tới thăm trường vào dịp cuối Xuân, khi cái nắng đã ngập tràn trên những đỉnh đồi, thì nụ cười hồn nhiên của những đứa trẻ người Mông bám lớp bám trường nơi đây khiến chúng tôi xúc động thực sự. Trong ngày đón đoàn, các em đều có gắng diện những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất của dân tộc mình để cùng ông bà hoặc cha mẹ đón đoàn.

Thầy giáo Hoàng Văn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Đức Xuân chia sẻ: “Điểm trường Nà Bó là 1 điểm trường vô cùng khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 8km. Đây là điểm trường khó khăn nhất trong các cụm trường với tình trạng lớp học đã xập xệ, xuống cấp chờ sửa chữa. Hy vọng với chuyến thiện nguyện này, năm học mới 2021-2022 các em sẽ được học tạp trong ngôi trường mới khang trang hơn, giúp các em có động lực hơn mỗi khi đến trường”.

Được biết, người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc của tỉnh cực bắc Tổ quốc. Với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa, người Mông ở Hà Giang sinh sống chủ yếu ở các huyện phía bắc của tỉnh như: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần.

{keywords}
Ngay từ sáng sớm, các em học sinh cùng ông bà, bố mẹ đã tề tựu tại Trường tiểu học Nà Bó để đón đoàn thiện nguyện.
{keywords}
 
{keywords}
Những đứa trẻ trong vòng tay yêu thương của người thân cùng nụ cười tươi nhưng có phần bẽn lẽn khi gặp người lạ.
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Trường tiểu học Nà Bó có 50 học sinh theo học. Hôm nay đón đoàn thiện nguyện, các em học sinh cấp 2 của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Đức Xuân cũng xuống hỗ trợ đón đoàn.
{keywords}
Vàng A Sung (5 tuổi), chưa đi học nhưng cũng theo mẹ và anh chị đến tham dự buổi lễ.
{keywords}
Cụ Thào Thị Miên tại bản Nà Bó tham dự buổi lễ.
{keywords}
Cụ Miên và bạn đang xem 1 clip lưu trong điện thoại của phóng viên cho mượn và cười rất tươi trước ống kính.
{keywords}
Một nữ sinh của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Đức Xuân.
{keywords}
Những phụ nữ Mông họp chợ trên con đường xuống gần trung tâm huyện Bắc Quang.

Nam Phương  - Anh Hùng

 

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !