Nỗ lực bảo tồn, phục hồi danh lam cổ tự chùa Bổ Đà

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà đã được Thủ tướng phê duyệt. Nhiều hoạt động sẽ được triển khai nhằm bảo tồn những giá trị đặc sắc của danh lam cổ tự này.

Danh lam cổ tự đất Bắc

Chùa Bổ Đà (ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có tên chữ là Tứ Ân Tự, tên thường gọi là chùa Quan Âm Núi Bổ, dân trong vùng vẫn gọi tắt là chùa Bổ. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam.

Bên cạnh những nét kiến trúc Việt cổ nguyên bản, chùa Bổ Đà còn lưu giữ được rất nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.  Bởi thế, chẳng phải vô cớ mà dân gian ta đã có câu: "Bắc Phổ Đà (Bổ Đà), Nam Hương Tích" khi định danh cho những nét đặc trưng của chùa chiền Bắc bộ.

Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm nhiều hạng mục lớn nhỏ, trong đó có 4 hạng mục chính là: chùa Cao, am Tam Đức, chùa Tứ Ân, vườn Tháp.

Tứ Ân là một trong những hạng mục chính của khu di tích chùa Bổ Đà. Dấu ấn khác biệt của chùa Tứ Ân so với hệ thống các ngôi chùa cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam chính là thờ Tam Giáo (gồm Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo).

Đặc biệt, với chức năng là nơi đào luyện tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế, đến nay, chùa Tứ Ân còn lưu giữ được gần 2.000 mộc bản kinh Phật cổ bằng gỗ thị được san khắc từ năm 1740 và nhiều đời cao tăng sau này, phản ánh những tư tưởng, triết lý sâu xa của đạo Phật nói chung và dòng thiền Lâm Tế nói riêng.

Ngày 7/5/2016, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục Bộ Mộc bản Kinh phật tại chùa Bổ Đà của Thiền phái Lâm Tế khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam. Ngày 30/4/2017, tại thành phố San Diego, Hoa Kỳ; Liên minh Kỷ lục thế giới (Worldkings) đã xác nhận kỷ lục Bộ mộc bản kinh phật của chùa Bổ Đà là Bộ mộc bản kinh phật khắc trên gỗ thị của thiền phái Lâm Tế cổ nhất thế giới. Và ngày 25/12/2017, Mộc bản chùa Bổ đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Ngày 23/1/2017, lễ hội Bổ Đà là một trong 11 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (đợt 17). Lễ hội Bổ Đà diễn ra 2 lần trong năm, lần thứ nhất từ ngày 16 - 18 tháng Hai âm lịch, và lần thứ hai vào ngày 12 tháng Chín âm lịch.

{keywords}
Chùa Bổ Đà là một trung tâm Phật giáo lớn dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết.

Bảo tồn để giá trị mãi trường tồn

Trải qua thời gian với những thăng trầm của lịch sử, khu di tích chùa Bổ Đà cần phải được đầu tư tu bổ, tôn tạo để có thể bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Ngày 22/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 111 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà,

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ các điểm di tích (chùa Tứ Ân, chùa Cao, am Tam Đức, vườn Tháp, ao Miếu, khuôn viên cảnh quan di tích) thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà, và toàn bộ các thôn Hạ Lát và Thượng Lát liền kề bao quanh khu di tích (khu vực chịu ảnh hưởng và có tác động trực tiếp và gián tiếp đến di tích).

Triển khai nhiệm vụ nêu trên, đầu tháng 6/2021, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 1871 gửi UBND tỉnh Bắc Giang về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo chùa Tứ Ân thuộc di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà. Theo đó, tại di tích chùa Tứ Ân, sẽ bổ sung thang gỗ lên tầng 2 và chuông tại gác chuông; xây mới tường bao bằng đất (theo phương pháp xây dựng tường đất hiện có bao gồm các đoạn tường phía trước khu nội tự); tôn tạo đường vào phía trước di tích và sân, vườn di tích (khu A, B, C)…

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo cơ quan chức năng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, công khai nội dung tu bổ, tôn tạo di tích tại địa phương để tạo sự đồng thuận trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Những nỗ lực bảo tồn sẽ giúp cho những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà mãi trường tồn với thời gian.

Dưới đây là một số hình ảnh về danh lam cổ tự chùa Bổ Đà:

{keywords}
Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Ảnh: Minh Quyết
{keywords}
Kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng. Ảnh: Minh Quyết
{keywords}
Nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành. Ảnh: Minh Quyết
{keywords}
Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết
{keywords}
Vẻ trầm mặc, gần gũi với thôn quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Minh Quyết
{keywords}
Hàng năm, danh lam cổ tự này thu hút rất nhiều lượt khách tới tham quan. Ảnh: Minh Quyết

 Bình Minh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !