Nhận diện mô hình, tổ chức của các đạo lạ, tà đạo ở Việt Nam

Hiện chưa có con số thống kê, phân loại đầy đủ về số lượng đạo lạ, tà đạo ở Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 4/2021, cả nước có 85 đạo lạ.

Theo nguồn tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hội thảo “Thực trạng đạo lạ, tà đạo ở Việt Nam hiện nay – kiến nghị và giải pháp” vừa được tổ chức ngày 17/6/2021 nhằm nhận diện mô hình, tổ chức, hoạt động của các loại đạo lạ, tà đạo cũng như tác động, ảnh hưởng đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

Đồng thời đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo lạ, tà đạo thời gian qua và đề xuất các giải pháp, chính sách đối với đạo lạ, tà đạo trong thời gian tới nhằm phù hợp với luật pháp hiện hành và thực tế xã hội; Định hướng công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ, nhận diện đúng, góp phần đấu tranh, phản bác các hoạt động lợi dụng đạo lạ, tà đạo để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Báo cáo tại hội thảo cho biết, ở Việt Nam, từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ với nhiều tên gọi và nguồn gốc khác nhau, tồn tại bên cạnh các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống.

Hiện chưa có con số thống kê, phân loại đầy đủ về số lượng đạo lạ, tà đạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 4/2021, cả nước có 85 đạo lạ.

{keywords}
Các đạo lạ, tà đạo thường tìm cách xâm nhập vào những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp. Ảnh: Ngọc Mai

Theo quan sát của chúng tôi, thực tế thời gian qua, trong số các đạo lạ, có những loại hoạt động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thậm chí mang màu sắc chính trị, hoạt động vi phạm pháp luật, tác động xấu đến an ninh trật tự, được gọi chung là tà đạo. Không ít các hội, nhóm của các đạo lạ, tà đạo sinh hoạt tôn giáo không tuân theo giáo lý, tôn chỉ mục đích của những tôn giáo chính thống, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Một số chủ trương không thờ cúng tổ tiên, không dùng thuốc để chữa bệnh, từ bỏ cha mẹ vợ con… Đặc biệt, nhiều hội, nhóm đạo lạ đã lợi dụng tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, tuyên truyền kích động, thổi phồng những vụ việc có tính chất phức tạp tại một số địa phương, gây nên kiện tụng, tụ tập đông người.

Sự hình thành, phát triển cùng những hoạt động đa dạng, phức tạp của đạo lạ, tà đạo ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống xã hội và đặt ra những vấn đề lớn cho công tác nghiên cứu và quản lý nhà nước đối với các hình thức đạo lạ, tà đạo để có thể vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của mọi người, vừa bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, ổn định an ninh, trật tự xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các đạo lạ, tà đạo có cơ hội xâm nhập thời gian qua, ngoài sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, không thể không nhắc đến sự thiếu sót, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Các địa phương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác quản lý để kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, kiên quyết không để các đạo lạ, tà đạo hoạt động trái phép. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân nâng cao hiểu biết, không tin, nghe theo đạo lạ, tà đạo; tăng cường tố giác tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Được biết, tại hội thảo lần này, Ban Tổ chức đã nhận được 17 tham luận, phản ánh góc nhìn phong phú, đa chiều xung quanh các vấn đề liên quan đến đạo lạ, tà đạo như: Nguồn gốc của đạo lạ, tà đạo tại Việt Nam; Đặc điểm của đạo lạ, tà đạo và những nét tương đồng với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống; Các vấn đề về nhận diện đạo lạ, tà đạo; Tác động tích cực và tiêu cực của đạo lạ, tà đạo đối với đời sống xã hội; Căn cứ pháp lý để giải quyết vấn đề đạo lạ, tà đạo; kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước đối với tà đạo, đạo lạ…

Ngọc Mai

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !