Nguy cơ mai một tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số ở Cao Bằng

Tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đang có nguy cơ bị mai một cao, cần phải có thêm nhiều biện pháp bảo tồn, lưu giữ.

Nguy cơ mai một cao

Là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, Cao Bằng hiện có với nhiều dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 94,87%, trong đó: Tày 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Kinh 5,12%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%, Hoa 0,03%, dân tộc khác 0,2%. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, trong đó một số dân tộc còn có chữ viết riêng.

Mới đây, một khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh này đã được triển khai. Kết quả cho thấy, tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đang có nguy cơ bị mai một cao.

Chẳng hạn, dân tộc Tày cơ bản vẫn bảo tồn tốt tiếng nói riêng của dân tộc mình, 80% người Tày thường xuyên sử dụng tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, xu hướng ở hầu hết các địa phương có dân tộc Tày sinh sống, đặc biệt trong các gia đình ở khu vực thị trấn, thành phố, các gia đình trẻ và gia đình có bố mẹ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chủ yếu giao tiếp trong gia đình bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt), dạy con nói tiếng Việt từ lúc còn nhỏ, với lý do để khi trẻ đến trường sẽ tiếp thu kiến thức nhanh và học tốt hơn, thì trẻ em dân tộc Tày ít nói tiếng dân tộc. Điều này đã làm cho tiếng Tày tự mai một chính trong nội bộ con em dân tộc Tày.

Bên cạnh đó, một số ít thanh niên dân tộc Tày lại tự ti về dân tộc, ngại nói tiếng Tày. Riêng tại hai địa phương Hòa An và thành phố Cao Bằng, thế hệ trẻ dân tộc Tày hầu như ít người biết nói tiếng mẹ đẻ, những người biết cũng ít sử dụng tiếng nói của dân tộc Tày trong giao tiếp.

Về chữ viết, dân tộc Tày có chữ Nôm Tày, nhưng hiện tại chỉ còn một phần nhỏ trong hệ thống các sách cúng, sách Then, sách của thầy tào dùng để hành nghề, số người biết về chữ Nôm Tày hầu như không còn. Trong các nghi lễ như: Tang ma, giải hạn, thượng thọ, xem ngày giờ..., đa số các thầy tào dân tộc Tày vẫn sử dụng chữ Hán. Các thầy tào biết viết chữ Hán, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy bài bản.

Dân tộc Tày cũng như các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nguy cơ không còn lưu giữ được chữ viết của dân tộc, chỉ còn bộ phận nhỏ các thầy tào còn biết viết, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy có bài bản.

Tương tự, chữ viết của người Dao là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao (hay nói cách khác, người Dao mượn chữ Hán để ghi chép tiếng nói của mình). Hệ thống chữ viết này được các bậc trí thức người Dao trước đây sử dụng trong mọi văn tự, từ phản ánh mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần, sách lịch sử, các bài hát, bài cúng đến ghi chép ngày, tháng, thơ văn...

Hiện nay, những người nắm giữ tri thức chữ viết của người Dao chủ yếu là những người thực hành nghi lễ tín ngưỡng trong cộng đồng người Dao như Thầy mo, thầy tào. Trong cộng đồng người Dao, rất hiếm người biết đọc các cuốn sách cổ của người Dao.

Mặt khác, người Dao đã dùng chữ Hán để ghi chép, sáng tác nghệ thuật, thơ ca,… xây dựng nền văn minh của mình và người Dao tự nhận đấy là chữ của người Dao. Các bản sách dạy chữ của người Dao đều được viết tay trên giấy dó. Chữ viết của người Dao hiện nay đang có nguy cơ bị mai một cao, do vậy cần phải có những biện pháp bảo tồn, lưu giữ chữ viết.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Đề xuất giải pháp để bảo tồn

Trong báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhiều giải pháp để bảo tồn, lưu giữ tiếng nói, chữ viết đã được đề xuất.

Đáng chú ý là: Tăng cường chỉ đạo đồng bộ về công tác giữ gìn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, công tác sưu tầm, biên dịch các sách cổ của dân tộc Tày, dân tộc Dao đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục khảo sát nguyện vọng, nhu cầu của người học là người dân tộc thiểu số để xem xét, nghiên cứu đưa môn học tiếng dân tộc thiểu số là một trong các môn học tự chọn, phù hợp từng vùng miền dân tộc nhằm góp phần đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn, sưu tầm và khai thác phát huy giá trị dân ca các dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ viết dân tộc Tày và Dao trong sáng tác. Động viên khích lệ nhân dân chủ động tích cực tham gia vào các chương trình văn nghệ địa phương, giao lưu văn hóa, quảng bá dân ca Tày, Dao tại địa phương.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, tuyên truyền về bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Hàng năm, thông qua việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư” dịp 18/11 để khuyến khích người dân sử dụng tiếng nói dân tộc trong giao tiếp, trong các cuộc họp; tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn bằng tiếng dân tộc cho các em học sinh phổ thông, qua đó làm phong phú thêm vốn tiếng mẹ đẻ, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc…

Đặc biệt, cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cao Bằng để chỉnh sửa, bổ sung bộ tài liệu tiếng dân tộc Tày, Mông phục vụ công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Bình Minh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !