Người Mông làm giàu từ cây thảo quả

Từ bao đời nay, cây thảo quả gắn bó với đồng bào dân tộc ở huyện Bát Xát - Lào Cai. Nhờ trồng thảo quả, cuộc sống của bà con vùng cao khấm khá hơn trước, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả.

Chúng tôi tới bản Hồng Ngài, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đúng mùa thu hoạch thảo quả. Trong những ngôi nhà gỗ của người Mông thơm nức mùi thảo quả đã sấy khô. Đồng bào ở đây bảo rằng, thứ mùi này đã quen thuộc đến mức thiếu nó là thấy cuộc sống khó khăn hơn. Minh chứng là năm 2015, mưa tuyết làm cây thảo quả chết  hàng loạt, mùa màng thất thu, thu nhập của người dân giảm sụt đến 70%. Gần đây, những nương thảo quả mới được phục hồi, nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt của người dân Hồng Ngài.

Ở Hồng Ngài, vui nhất là mùa thu hoạch thảo quả. Mọi người cùng nhau lên nương thảo quả, cùng thu hái. Họ làm lán và lò sấy ngay trên nương. Những quả thảo quả đỏ tươi mọc thành chùm rất đẹp mắt được thu hái rồi đưa vào lò sấy khô. Sau đó, người ta mới vận chuyển thảo quả khô về nhà bảo quản, cất giữ. Lúc sấy thường phải tập trung canh lửa, phải đốt cho than hồng rực lên để ủ. Sức nóng sẽ làm cho thảo quả khô nhanh hơn. Sấy 3 ngày 3 đêm quả mới khô.

{keywords}
Một người dân ở Hồng Ngài kiểm tra thảo quả vừa thu hoạch về. Ảnh: Xuân Hương

Chúng tôi có mặt ở nhà anh Vàng A Sài, từ sáng sớm. Các thành viên trong gia đình ông đang chuẩn bị bữa sáng để ăn xong sẽ lên nương thảo quả thu hoạch quả tươi. Trong ngôi nhà 5 gian xếp chồng rất nhiều bao tải thảo quả khô. “Mấy hôm nay đang vận chuyển thảo quả từ nương về. Năm nay được mùa, năng suất thảo quả khá cao” – ông Dủa, bố của anh Sài hồ hởi chuyện trò với chúng tôi.

Anh Sài bảo rằng, cây thảo quả ưa lạnh, phát triển tốt ở dưới tán rừng. Xét về địa chất, khí hậu, Hồng Ngài có đặc điểm rất khác biệt so với những thôn bản vùng cao khác. Nằm trên độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, nơi đây gần như quanh năm chìm trong mây mù, lạnh giá. Khí hậu lạnh ẩm quanh năm và thổ nhưỡng ở Hồng Ngài cùng với cánh rừng già nguyên sinh rộng lớn hóa ra lại vô cùng thích hợp cho cây thảo quả sinh trưởng và phát triển. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, cây thảo quả với giá trị kinh tế cao là cứu cánh cho người dân Hồng Ngài. “Chúng tôi được như ngày hôm nay là nhờ cây thảo quả”- ông Dủa quả quyết

Ông Dủa nói vậy là bởi trước đây, người dân Hồng Ngài thuộc diện nghèo khổ nhất huyện Bát Xát. “Chúng tôi chỉ làm được một vụ lúa nương. Nhiều nhà  đói ăn từ tháng 3 tới tháng 9” – ông Dủa nhớ lại. Thế nhưng nhờ cây thảo quả mọi chuyện đã thay đổi. “Từ ngày Trung Quốc thu mua nhiều, quả thảo quả có giá, chúng tôi chuyển sang trồng thảo quả. Thu nhập từ thảo quả gấp nhiều lần từ trồng lúa nên bà con rất phấn khởi”- ông Dua cho biết. Bây giờ, Hồng Ngài trở thành nơi có diện tích thảo quả lớn nhất ở xã Y Tý. Nhờ loại cây quý này, người dân Hồng Ngài đã thoát nghèo và giàu lên nhanh chóng.” Cả bản chỉ có 5/62 hộ nghèo. Còn hộ giàu có cả tỉ đồng đấy” – ông Dủa khoe.

Ông Dủa là một trong số những hộ đầu tiên và trồng nhiều thảo quả nhất ở Hồng Ngài. Đến nay, nhà ông trồng khoảng 10.000 gốc thảo quả. Nếu thời tiết thuận lợi, ông Dủa có thể thu hoạch được khoảng gần 2 tấn quả. Có những thời điểm, giá thảo quả lên tới 300.000 – 400.000 ngàn đồng/kg, thậm chí là 500.000 đồng/kg. Như nhà ông Dủa, mỗi mùa thảo quả có thể thu về vài trăm triệu đồng.

Không chỉ người dân Hồng Ngài, người dân một số thôn khác ở Y Tý cũng trồng thảo quả do lợi ích kinh tế của nó mang lại lớn hơn rất nhiều so với làm lúa và trồng ngô. Từ chỗ nghèo đói, nhờ cây thảo quả, người Hồng Ngài đã có của ăn của để. Không hiếm người đã vươn lên thành người giàu, có trong tay hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng như ông Lý A Páo, Và A Páo, Vàng A Chu.

Toàn xã Y Tý hiện có khoảng 200ha cây thảo quả. Đây là loại cây lâm sản phụ nhưng đang mang lại nguồn thu chính cho người dân. Bà con ở Y Tý đều mong muốn giá thảo quả ổn định để có thể thoát nghèo, làm giàu từ loại cây này.

Xuân Hương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !