Người giữ lửa văn hóa truyền thống dân tộc Cao Lan

Được mệnh danh là “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Cao Lan, ông Sầm Văn Dừn vẫn ngày đêm miệt mài tìm cách bảo tồn và truyền dạy văn hóa cho thế hệ trẻ.

Dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ông Sầm Văn Dừn, thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vẫn cháy trong mình ngọn lửa lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan (Sán Chay).

Say mê học hỏi sách của tiền nhân để lại

Chia sẻ về quá trình bảo tồn, truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2020, ông Dừn cho biết: Nhờ vào sự chỉ bảo của người cha cũng như bản thân luôn say mê học hỏi hầu hết các sách của tiền nhân để lại. Vì vậy, ông Dừn có thể chủ trì các nghi lễ có trong đời sống sinh hoạt và trong vòng đời của một con người Cao Lan từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời.

Mỗi năm, ông Dừn chủ trì hàng chục đám nhà xe, đưa tang người chết theo phong tục của dân tộc tại địa phương. Tại các buổi lễ đó, ông luôn chủ động tuyên truyền cho gia chủ lược bỏ những hủ tục lạc hậu trong tang ma để giảm cả kinh phí lẫn thời gian. Cách làm của ông vừa kế thừa các nghi lễ có tính bắt buộc không thể thiếu trong quan niệm đồng bào, vừa thực hiện đúng các quy định trong việc cười, việc tang, trong xây dựng nếp sống văn hóa mới. Kinh nghiệm của ông Dìn là việc gì khó mình phải tiên phong làm trước, làm được rồi sau đó làm công tác vận động sẽ dễ dàng hơn.

Để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trên cương vị là Đảng viên, trưởng thôn Mãn Hóa, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Dừn thường xuyên vận động nhân dân tham gia thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan. Với niềm đam mê bản sắc văn hóa dân tộc, ông tác tập hợp con cháu vào đội văn nghệ. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào văn hóa văn nghệ đã được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và ngày càng được nhân rộng.

Với sự hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan, ông đã mạnh dạn kết hợp các nghi lễ truyền thống, gọt tỉa để sân khấu hóa thành các tiết mục văn nghệ và thực hiện biểu diễn.

Từ năm 1998 đến nay, đội văn nghệ do ông thành lập đã có gần 30 tiết mục tham gia các hội thi, hội diễn từ địa phương cho đến toàn quốc và giành được nhiều bằng khen, giấy khen, chứng nhận tiết mục đoạt giải xuất sắc…

{keywords}
Một trong những nghi lễ của dân tộc Cao Lan. Ảnh: Sầm Văn Đạo

Truyền dạy, giữ gìn văn hóa truyền thống

Trong những năm vừa qua, ông cũng đã thực hiện truyền dạy được 4 thế hệ diễn viên với gần 100 anh chị em con cháu biết hát, biết múa các bài hát múa dân gian truyền thống của dân tộc Cao Lan. Không những vậy, ông còn thực hiện cung cấp tư liệu, giúp đỡ được 5 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học. Thực hiện và cung cấp tài liệu cho 4 người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài văn hóa truyền thống dân tộc Cao Lan. Những kết quả này không chỉ là niềm tự hào của cá nhân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh quê hương từ thôn, xã đến huyện, tỉnh, tạo ra một phong trào văn hóa văn nghệ sâu rộng trong quần chúng nhân dân tại địa phương, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Việc khơi dậy thành công phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tại địa bàn, xua đi hủ tục lạc hậu, giảm các tệ nạn xã hội…

Ông Dừn cũng cho biết, hiện ông đã sưu tầm và lưu giữ hơn 200 đầu sách cổ và 8 tập sách hát sình ca của văn hóa Cao Lan. Những cuốn sách ông lưu giữ chủ yếu mô tả về nguồn gốc loài người, sự tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, kể chuyện về những vị thần có trong tín ngưỡng đồng bào, quá trình di cư, định cư của người Cao Lan, xuất xứ tên gọi đồi núi, xứ đồng và đặc biệt là  các nghi lễ quan trọng trong vòng đời của người Cao Lan.

Bên cạnh đó, ông cũng đang lưu giữ các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình như trống sành, pí lè, chũm chọe, sóc nhạc…Với những tư liệu văn hóa đã sưu tầm và lưu giữ, ông đã được các phóng viên báo chí và nhân dân gọi là “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Cao Lan. Ông được tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vào năm 2015 và Nghệ nhân nhân dân vào năm 2019 trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Ngô Dương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !