Người Dao ở Văn Yên no ấm nhờ trồng quế

Bao đời nay, người dân Văn Yên và một số địa phương ở Yên Bái chủ yếu sống bằng công việc trồng và buôn bán quế. Cũng nhờ cây quế mà đồng bào Dao nới đây đã từng bước thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Huyện Văn Yên có 25 xã, thị trấn, 50% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó có 13 xã có cộng đồng người Dao. Nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu quế của huyện Văn Yên, Viễn Sơn có gần 900 hộ với trên 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm 75%. Đây được coi là nơi đầu tiên trồng quế, cũng là một trong những xã có diện tích quế lớn nhất ở Văn Yên hiện nay. Những năm 50- 60 của thế kỷ trước, trên vùng đất này đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao trồng quế. Tuy nhiên, việc trồng quế lúc bấy giờ phát triển tự phát, không tính tới hiệu quả kinh tế.

Theo các bậc cao niên huyện Văn Yên, thì người Dao nơi đây chẳng ai biết chính xác cây quế đến với bà con từ khi nào. Theo truyền thuyết thì trong một lần lên rừng săn bắn, một người thợ săn thấy giữa rừng bạt ngàn có một loại cây hạt đen, rất nhiều chim, sóc ăn. Ông nhặt nếm thử, thấy vừa thơm, vừa cay; vò nát hạt bôi lên chân tay thấy côn trùng không đốt, vắt không cắn… Ông bèn lấy hạt về trồng quanh bản làng. Khi ấy, cuộc sống quá khó khăn nên bà con thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Từ khi trồng được cây này, bà con đã cùng nhau tìm hiểu, pha chế vỏ và hạt thành nhiều loại thuốc để cứu giống nòi.

{keywords}
Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây quế còn gắn bó mật thiết với người Dao Văn Yên. Ảnh: Thu Hiền

Những năm 1960 – 1965, vỏ quế bán được giá. Vì thế, bà con người Dao trong vùng Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Quang Minh, Châu Quế Thượng… của huyện Văn Yên đã cùng nhau mở rộng diện tích trồng quế. Đến nay cây quế được trồng ở toàn bộ 27 xã, thị trấn của huyện Văn Yên và đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã trong vùng. Hàng năm, cứ vào dịp tháng 3, tháng 8, nông dân trồng quế trên địa bàn huyện lại tất bật vào mùa thu hoạch để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; cơ sở sản xuất đồ gỗ, tinh dầu...Từ vỏ, gỗ, lá đến gốc rễ quế đều có giá trị kinh tế cao, nên được người dân tận dụng triệt để.

Cây quế không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng quế, hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế.

Là một xã vùng cao có tỷ lệ người Dao chiếm trên 95%, đời sống còn nhiều khó khăn, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên được Nhà nước quan tâm đầu tư đồng bộ các công trình cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền xã Xuân Tầm đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ lực là phát triển cây quế.  Các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân được quan tâm chú trọng. Trong 5 năm qua, xã Xuân Tầm đã được Nhà nước hỗ trợ trên 1 tỷ đồng cho người dân phát triển sản xuất, cây trồng, vật nuôi; hàng trăm lao động được tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn, trên 500 lượt hộ được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn với tổng số dư nợ trên 27 tỷ đồng. Nhờ vậy số hộ nghèo trên địa bàn giảm mạnh, đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của xã Xuân Tầm ước giảm xuống còn 8%.

Ông Hà Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, cho biết: Diện tích quế của huyện giờ đã trên 40.000 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở trong vùng đồng bào dân tộc Dao. Cây quế mỗi năm đem lại khoản thu cho bà con khoảng 400 tỷ đồng. Những năm qua, tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên đã có nhiều chính sách giúp bà con phát triển cây quế, như: Giúp bà con gìn giữ giống gen trội của 90 cây quế cổ thụ; bảo vệ trên 14 ha quế tập trung là giống bản địa để nhân giống lâu dài…

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !