Người có uy tín trong đồng bào người Hoa hết lòng vì người nghèo

Suốt 30 năm qua, cụ Trần Cang, 99 tuổi, dân tộc Hoa ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã vận động hỗ trợ, giúp đỡ hàng nghìn người nghèo với số tiền hơn 17 tỷ đồng.

Tuổi già nhưng việc nghĩa không già

Ông Lục Tấn Phát, 88 tuổi, người hàng xóm của cụ Trần Cang , ngụ xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu câu chuyện kể với vẻ ngưỡng mộ: “Anh Cang sắp bước sang tuổi 99 nhưng trí óc còn rất minh mẫn, sức khỏe còn tốt lắm, còn chở tôi bằng chiếc xe cùi bắp này đi xác minh các hoàn cảnh khó khăn, đi tặng quà cho bà còn nghèo, trẻ em khốn khó, người lâm bệnh hiểm nghèo. Cực trần thân mà ảnh cứ cười khà khà mới lạ, hiếm có người tốt đến vậy lắm”.

Xuất thân trong một gia đình dân tộc Hoa, cụ Trần Cang, sinh năm 1923, ngụ tại ấp Phú Thành B, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, được ví như “ông Bụt của người nghèo ở Sóc Trăng”. Cụ bắt đầu làm thiện nguyện từ năm 1986. Đặc biệt, từ khi đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội Người cao tuổi của xã Phú Tâm, Ủy viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Châu Thành, Ủy viên Hội Bảo trợ trẻ em, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng và Ủy viên Thường vụ Hội Khuyến học huyện Châu Thành, cụ đã tích cực vận động nhà hảo tâm và kinh phí của con cháu hỗ trợ để chia sẻ đến những người neo đơn, khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống.

{keywords}
Cụ Trần Cang nhận thư khen của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tháng 6/ 2021. Ảnh: Thanh Liêm

Từ năm 2012 đến nay, do tuổi cao, cụ xin nghỉ công tác nhưng vẫn là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh nên vẫn có điều kiện để vận động cộng đồng tham gia công tác từ thiện nhân đạo

Hết giúp gần rồi lại giúp xa, tiếng thơm về cụ Trần Cang cứ thế bay xa hơn. Biết tin, bạn bè của cụ trong và ngoài nước tin tưởng gửi tiền về cho cụ quản lý để làm từ thiện xã hội. Những người con của cụ cũng noi gương cha làm từ thiện, cứ hễ thấy quỹ từ thiện cạn thì họ lại tiếp thêm vào.

Những con số nghĩa tình biết nói

Đến nay, cụ Trần Cang đã vận động được hơn 17 tỉ đồng để giúp đỡ hơn 4.000 lượt người già cô đơn, trẻ em khuyết tật, người bệnh hiểm nghèo; tổ chức đưa hơn 80 trẻ em khuyết tật bị nhiều bệnh bẩm sinh chữa trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng ở TP.HCM; đưa 40 người đi trị bệnh ung bướu; giúp 11 người bị tai nạn giao thông phải nuôi não (thời gian ít nhất 2 năm) đến lúc khỏe mạnh. Cùng với đó, cụ đã giúp hơn 500 người cao tuổi được mổ mắt; hỗ trợ hàng tháng 10kg gạo/người; cấp quà, tiền cho 120 người có hoàn cảnh khó khăn; mỗi năm trợ cấp học bổng, tập sách, quần áo cho 150 học sinh nghèo vượt khó.

{keywords}
Cụ Trần Cang hiện đã 99 tuổi. Ảnh: Thanh Liêm

Đáng trân trọng là với những gia đình khó khăn có người thân qua đời, cụ Cang hỗ trợ quan tài miễn phí (7 triệu đồng/cái) cùng nhiều chi phí khác. Ngoài ra, cụ còn giúp bà con vùng sâu, vùng xa đóng 30 cây nước, làm 3 cây cầu giao thông nông thôn, xây dựng 7 căn nhà tình thương; mỗi năm đóng góp cho bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện và phát từ thiện hơn 3 tấn gạo nhân dịp Tết Nguyên đán, lễ Vu lan và lễ, tết của đồng bào Khmer mỗi khi xuân về tết đến.

Trong hành trình làm từ thiện của mình, cụ Trần Cang dành nhiều tâm huyết để giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật, bệnh hiểm nghèo. Nghe nơi nào có trường hợp trẻ em cần giúp đỡ là cụ sẵn sàng dang rộng vòng tay nhân ái. Cụ còn giữ lại bộ sưu tập hình ảnh của nhiều em nhỏ không may gặp bệnh quái ác, đau đớn giày vò thân xác, ai nhìn thấy cũng rơi nước mắt.

Bé Thạch Thị Thanh Hương, 12 tuổi ngụ huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng kể: “Con bị bệnh ung thư máu, nhà quá nghèo không tiền chạy chữa chỉ còn nằm chờ chết, may nhờ cụ Cang tới kịp thời hỗ trợ gần 110 triệu đồng để chuyển lên TP.HCM cứu sống, nay con đã khỏe và đi học trở lại”.

Tương tự bé Hương là bé Nguyễn Thị Cẩm Ly, mồ côi cha lẫn mẹ, lại bị sốt bại liệt từ bé, qua sự hỗ trợ tích cực của ông và đội ngũ thầy thuốc, hiện nay cháu đã tự đi lại một mình đến trường, mỗi tháng còn được cụ Cang trợ cấp gạo, nhu yếu phẩm, dụng cụ học tập và 500.000 đồng.

Những năm gần đây, mỗi năm, cụ Trần Cang còn nhận nuôi 120 cụ già neo đơn, cung cấp 10kg gạo/người/tháng, trường hợp nào ốm đau không đi được, cụ mang đến tận nơi. Cụ còn phát gạo cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ gạo, thức ăn cho những bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, Lễ Vu lan và lễ, Tết của dân tộc Khmer.

Thấy chúng tôi có vẻ bất ngờ khi thấy cụ sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh một cách nhuần nhuyễn, cụ nói vui: “Tui tuy già nhưng còn “quẹt quẹt” ngon lắm nghe. Hổng phải đua đòi gì đâu, mình phải biết in tơ nét, da lô, phây búc để nắm thông tin về những trường hợp khó khăn cần giúp đỡ. Người ta tín nhiệm giao mình làm cầu nối thì mình phải làm cho tới nơi, tới chốn”.      

{keywords}
Chiếc xe CUP 50 đã theo ông làm từ thiện trên 50 năm. Ảnh: Thanh Liêm

Cụ Trần Cang kể: "Tui năm nay 99 tuổi rồi nhưng còn khỏe mạnh, đi lại được. Có được điều này có lẽ là nhờ vào việc đi làm từ thiện. Vì thế, tôi hiểu rằng còn làm từ thiện là còn sống vui, vậy thì mình cứ tiếp tục làm thôi, không nghĩ tới chuyện nghỉ".

Với những đóng góp nhiệt tình cho xã hội, cụ Trần Cang đã nhận hàng chục Kỷ niệm chương như "Vì sự nghiệp nhân đạo", "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em", "Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy người cao tuổi",... Không chỉ vậy, cụ còn có hơn 100 bằng khen khác từ Trung ương tới địa phương, là đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước ở Hà Nội.

Ngày 11/6, tại UBND xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức trao Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cụ Trần Cang (dân tộc Hoa) dù tuổi cao nhưng vẫn tích cực trong công tác từ thiện xã hội.

Trương Thanh Liêm

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !