Nghệ An: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc từng ngày

Nhờ biết phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An đã được nâng cao.

Đời sống người dân miền núi đã đổi thay rõ rệt

Vùng miền núi, dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An (miền Tây Nghệ An) chủ yếu nằm trên địa bàn 11 huyện với diện tích 13.745 km2, trong đó có 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới, tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Lào với biên giới dài 468,281 km. Dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, trong đó nhiều huyện có tỷ lệ cao như: Kỳ Sơn 94,57%, Tương Dương 89,24%, Con Cuông 75,98%, Quỳ Châu 78,84%, Quế Phong 90,09.

Hiện tỉnh đang thực hiện 75 chủ trương, chính sách miền núi, dân tộc của Trung ương. Việc triển khai các chương trình, dự án, phi dự án đã góp phần giúp người dân cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, nhận thức về quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng... góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh tạo sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 3 - 4%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Trong vùng có 1 huyện và 77/196 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 8 xã thuộc huyện nghèo 30a; 2 xã biên giới; 41 xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số...

Đến nay, người dân các huyện 30a dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chủ động tìm tòi, tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương để làm kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đơn cứ tại huyện Quế Phong, để giảm nghèo cho các địa bàn vùng biên, huyện đã huy động rất nhiều nguồn lực để trao cho người dân cần câu trong công tác giảm nghèo. Có thể kể đến mô hình trồng chanh leo, nuôi cá lồng, lợn mán ở nhiều địa bàn như Tri Lễ, Đồng Văn, Cắm Muộn... “Nhiều gia đình nhờ được cầm tay chỉ việc, hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế”, ông Lô Minh Điệp, Trưởng phòng Lao động -  Thương binh và Xã hội huyện Quế Phong cho biết.

{keywords}
Người dân các huyện miền núi Nghệ An đã nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương để làm kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hương Vũ

Tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh

Song song với phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Nghệ An cũng thực hiện tốt việc kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các chương trình, dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa các tổ chức phản động bên ngoài lợi dụng tài trợ để chống phá dưới danh nghĩa nhân đạo, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc... gây phức tạp về an ninh, trật tự. Thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng củng cố cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu....

Đồng thời nắm chắc tình hình nội, ngoại biên, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông”, di dịch cư trái phép qua biên giới, phòng chống tội phạm, phòng chống dịch Covid-19... để chủ động, kịp thời có chủ trương, đối sách xử lý tốt các tình huống, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp. Phát huy vai trò của công an chính quy về công tác tại xã; tăng cường cán bộ lực lượng quân đội, biên phòng tham gia xây dựng chính quyền cơ sở nơi biên giới...

Nhờ thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nên quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới luôn luôn được giữ vững, góp phần hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi, dân tộc thiểu số nói riêng và của tỉnh nói chung.

Tiếp tục chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng miền núi, dân tộc thiểu số còn một số hạn chế, tồn tại đó là: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án, chính sách dân tộc có lúc chưa đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, kết quả một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng đạt thấp. Tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao. Mức sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn thấp. Hoạt động của các tổ chức, đối tượng phản động, cực đoan chống đối Nhà nước và tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

Thời gian tới, tỉnh Nghệ An tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội  gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn trọng yếu. Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu kinh tế - quốc phòng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng; tranh thủ các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực; nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thế mạnh góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu  kinh tế, tăng thu ngân sách. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực thế mạnh của vùng, tạo động lực để phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số.

Tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ; tiếp tục thực hiện Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số cán bộ, công chức, viên chức.

Hương Vũ

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !