Lạng Sơn: Hiệu quả từ hỗ trợ sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020 ở Lạng Sơn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân làm kinh tế đã góp phần làm thay đổi tích cực đời sống, sản xuất của người dân tộc thiểu số.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi với 200 xã, phường, thị trấn (trong đó có 31 xã khu vực I, 57 xã khu vực II, 112 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135). Toàn tỉnh có gần 159.000  hộ dân tộc thiểu số (DTTS) và có 20.137 hộ DTTS thuộc diện hộ nghèo. Đồng bào DTTS chiếm trên 84% dân số của tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình, dự án hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xây dựng công trình hạ tầng nông thôn, đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn ở vùng cao của tỉnh đã có nhiều khởi sắc.

Thoát nghèo nhờ vốn ưu đãi

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tràng Định đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình bà Nông Thị Chính, thôn Khuổi Slao, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định có vốn để đầu tư phát triển mô hình sản xuất bánh nướng. Bà Chính cho biết: Gia đình tôi bắt đầu làm bánh nướng từ năm 2011, đến năm 2018, tôi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn vay vốn NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng. Từ đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư mua máy nhào bột và mua thêm nguyên liệu, nhờ nguồn vốn ưu đãi đã giúp gia đình tôi tăng gấp đôi số lượng sản xuất so với trước đó, trung bình mỗi ngày, gia đình tôi làm được 600 đến 700 cọc bánh nướng, xuất bán đi các tỉnh, thành trong cả nước, thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Theo số liệu của NHCSXH huyện, tính đến hết tháng 5/2021, tổng dư nợ các chương trình cho vay trên địa bàn huyện đạt 287,2 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2020 với trên 7.500 lượt hộ còn dư nợ. Trong đó, riêng 5 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã giải ngân hơn 54 tỷ đồng cho trên 1.200 lượt hộ vay vốn. Một số xã có dư nợ cao như: Đề Thám 34 tỷ đồng; Hùng Sơn 24,9 tỷ đồng; Đại Đồng 24,1 tỷ đồng…

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả. Cụ thể, tính riêng từ năm 2020 đến nay, vốn vay ưu đãi đã giúp bà con trồng mới được trên 900 ha quế, keo, bạch đàn và cây ăn quả; xây mới, cải tạo trên 1.500 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đầu tư chăn nuôi trên 500 con trâu, bò…

{keywords}
Hỗ trợ sản xuất là cơ hội để giúp đồng bào DTTS thoát nghèo. Ảnh: Minh Thu

Nắm bắt cơ hội vươn lên

Là xã vùng III của huyện Văn Lãng, những năm trước đây, đời sống nhân dân ở Hoàng Việt gặp không ít khó khăn. Thực hiện Chương trình135, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năng trong huyện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc,hỗ trợ các loại cây ăn quả, phân bón; tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

Điển hình như hộ anh Hoàng Văn Quang, thôn Pò Pheo. Trước đây, gia đình anh tham gia trồng rừng nhưng thu nhập không đáng kể. Năm 2016, được tham gia tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ 30 cây hồng Vành khuyên, anh Quang vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trồng thử nghiệm thêm 70 cây. Sau 3 năm chăm sóc, cây hồng đã cho thu hoạch. Đến nay, gia đình phát triển diện tích hồng vành khuyên lên 2ha, mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Không riêng gia đình anh Hoàng Văn Quang, từ 2016 đến nay, nhiều hộ nghèo ở xã Hoàng Việt được quan tâm, hỗ trợ giống cây con, được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, tập huấn KHKT để phát triển sản xuất. Từ đó đã hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu. Năm 2019,  xã Hoàng Việt có gần 80 hộ thoát nghèo.

Ở xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, chính quyền xã xác định: Giảm nghèo phải xuất phát từ chính nhu cầu của người dân nên đã định hướng, vận động bà con tập trung khai thác thế mạnh địa phương, chuyển đổi cơ cấu sang trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi. Được hỗ trợ giống cây ổi, thanh long và tham gia tập huấn cùng Hợp tác xã Nông nghiệp Cửu Long (tại thôn Đồng La), với sự cần cù, chịu khó học hỏi, từ vài chục gốc ổi, thanh long trồng thử nghiệm (năm 2017), chị Lý Thị Sáu, thôn Đồng La, xã Yên Bình đã  phát triển vườn ổi lên 300 gốc và hơn 200 gốc thanh long. Từ năm 2018 đến nay, thu nhập từ vườn cây ăn quả của gia đình chị đạt 50 triệu đồng/năm. Năm 2019, gia đình chị Sáu đã thoát nghèo.

“Các mô hình sản xuất hiệu quả của người dân đã góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn, mang đến diện mạo mới cho xã Yên Bình. Với các môhình cây con phù hợp, tỉ lệ hộ nghèo xã Yên Bình giảm mạnh từ 50%  (năm 2016) xuống còn 16% (cuối năm 2019); trung bình mỗi năm, xã giảm trên 8% hộ nghèo” - ông Lăng Văn Uyển, Bí thư Đảng ủy xã Yên Bình cho biết.

Mô hình giảm nghèo ở xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng hay ở xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng là hai trong số hàng trăm mô hình giảm nghèo đã vàđang được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ nguồn lực của Chương trình 135. Nhờ đó, đời sống KT-XH, bộ mặt nông thôn, miềnnúi, vùng ĐBKK của tỉnh Lạng Sơn đã có những chuyển biến đáng kể.

Ông Lâm Văn Viên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020 đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đặc biệt là đối với vùng đồng bào DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn. Chương trình đã góp phần mang lại diện mạo mới cho các xã khó khăn của tỉnh. Các công trình hạ tầng được đầu tư đều phát huy hiệu quả. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dần hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, nhiều hộ đồng bào đã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại và dịch vụ nông nghiệp. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cơ bản, đáp ứng được theo yêu cầu nhiệm vụ… 

Trong giai đoạn 2016-2020,thực hiện Chương trình 135, tỉnh LạngSơn đã đầu tư trên 303 tỉ đồng, giúp gần 259 ngàn hộ nghèo và cận nghèohưởng lợi. Nhờ đó, tốc độ giảm nghèo của tỉnh bình quân đạt 3,61%/năm(giảm từ 25,95%-năm 2016 xuống còn 10,89% - năm 2019)...Nhập nội dung trong khung nền đỏ

Minh Thu

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !