Lai Châu: Thiếu chương trình tuyên truyền chuyên đề về tôn giáo

Tại tỉnh Lai Châu, hiện vẫn đang thiếu các chương trình tuyên truyền chuyên đề về tôn giáo; một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế hiểu biết dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo.

Ban hành nhiều văn bản tuyên truyền pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

6 tháng đầu năm 2021, công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo luôn được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu quan tâm chú trọng. Nhiều văn bản tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã được Sở này ban hành. Chẳng hạn như Kế hoạch số 411 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025; các văn bản hướng dẫn nội dung tuyên truyền hàng tháng; kế hoạch thực hiện công tác tôn giáo hàng năm; công tác tuyên truyền, quản lý hoạt động tôn giáo trong dịp Lễ Phục sinh 2021…

Cùng với đó, Sở tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thường xuyên đề cao cảnh giác, không nghe theo sự xúi giục, kích động, lôi kéo của các phần tử xấu; kịp thời thông tin cho các cơ quan chức năng và tham gia đấu tranh, phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Triển khai chỉ đạo của Sở, các phòng văn hóa - thông tin các huyện, thành phố đều đã chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo tuyên truyền lôi kéo người dân theo các tà đạo, đạo lạ như Thanh hải Vô thượng sư, Pháp luân công…, cũng như hoạt động của các giáo phái Tin lành cực đoan như Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, Ân điển cứu rỗi, Câu lạc bộ Tình người.... Tăng cường vận động những người đã bị lợi dụng không tiếp tục tham gia sinh hoạt đạo lạ, tà đạo, quay trở lại với tín ngưỡng, phong tục, đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mặt khác, các cơ quan hữu quan đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt nhân dân vùng đồng bào có niềm tin tôn giáo hiểu và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo.

Các phòng văn hóa - thông tin đã phối hợp với UBND xã lồng ghép tổ chức 1 buổi tuyên truyền, vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào dân tộc Mông; các xã, thị trấn tổ chức lồng ghép công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gắn với các nhiệm vụ chính trị của xã và tuyên truyền thông qua hệ thống băng zôn, khẩu hiệu, loa di động, loa phát thanh và các đợt họp bản tại các địa bàn có đồng bào theo các tôn giáo…

Nhìn chung, 6 tháng qua, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã diễn ra cơ bản ổn định; đồng bào tin theo tôn giáo và các sinh hoạt tôn giáo chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, ổn định đời sống, phát triển sản xuất; tổ chức các lễ nghi tôn giáo tuân thủ quy định pháp luật, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và sự quản lý của chính quyền địa phương.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền đã giúp nhân dân chủ động cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để thực hiện các mục đích khác. Qua đó góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

{keywords}
Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế hiểu biết về tôn giáo và pháp luật về tôn giáo nên dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Ảnh: Anh Duy

Còn thiếu chương trình tuyên truyền chuyên đề

Tuy nhiên, cũng theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, cho đến nay, các nội dung, hình thức tuyên truyền về tôn giáo, tín ngưỡng vẫn chưa thực sự phong phú, chỉ mang tính lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của ngành. Vẫn đang thiếu các chương trình tuyên truyền chuyên đề về tôn giáo. Trong khi đó, một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nhận thức, hiểu biết về tôn giáo và pháp luật về tôn giáo còn hạn chế, dễ bị kẻ xấu kích động lôi kéo.

Một phần nguyên nhân là do tài liệu tuyên truyền cụ thể về hoạt động tôn giáo còn ít, đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác tôn giáo tại cơ sở chủ yêu là kiêm nhiệm, nghiệp vụ, kiến thức và hiểu biết về tôn giáo còn hạn chế.

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa chia rẽ khối đoàn kết dân tộc bằng nhiều hình thức; khuyến khích các tổ chức tôn giáo tham gia tích cực vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương.

Đồng thời tiếp tục chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại cơ sở có lồng ghép nội dung về tôn giáo, trong đó chú trọng tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, luân chuyển sách, báo... về cơ sở, đặc biệt là các vùng đồng bào có niềm tin tôn giáo.

Ngoài ra, sẽ tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi phát tán tài liệu, băng đĩa, tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, tuyên truyền đạo trái pháp luật tại các lễ hội tín ngưỡng, dân gian và các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.

Anh Duy

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !