Khi giới trẻ tìm chân lý sống nơi cửa thiền

Tham gia các khóa tu tập, các trại hè tôn giáo là cách nhiều bạn trẻ đang tìm chân lý cuộc đời mình và cửa thiền chính là một trong những nơi các bạn trẻ gửi gắm đức tin…

“Đạo Phật đã thay đổi cuộc đời tôi”

Đó là chia sẻ của bạn Lê Thị Mỹ Trinh (Pháp danh: Diệu Minh) trong tâm sự về chủ đề “Đạo phật đã thay đổi cuộc đời bạn như thế nào” khi trao đổi với phóng viên VietNamNet. Theo Diệu Minh: “Cuộc đời mình, may mắn nhất mà mình tìm thấy đó chính là ánh sáng Phật pháp. Mình không phải mê cuồng đạo 1 cách mù quáng, mà là mình tìm thấy bình yên trong ánh sáng đạo hạnh, trong tu học kinh kệ của Phật pháp, trong lời giảng giải của quý sư. Mình trân quý sự từ bi, sự cảm thông giữa người với người, sự hiếu hạnh tròn vẹn của phật tử giữa đời thường và sự “mặc kệ” đời. Từ đó, giữa cuộc đời biến động ít nhiều của chính mình, mình học hỏi được nhiều thứ, chiêm nghiệm ra nhiều điều, tui biết quay về tìm sự tĩnh lặng bản thân, biết lắng nghe trái tim mình thì thầm, biết thương yêu bản thân mình. Và cũng để từ đó, bản thân tìm được đường đi lối về, biết đâu là cái bình yên, luôn khơi dậy năng lượng tích cực của bản thân, nhìn đời bằng con mắt dịu dàng tha thứ hơn, mạnh mẽ vượt qua và đi tiếp”.

{keywords}
Diệu Minh cùng các bạn sinh hoạt trong khóa tu của mình tại Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Đặng Hải
{keywords}
 

Tâm sự của Diệu Minh cũng chính là những lời tự sự của rất nhiều bạn trẻ khi tìm đến các khóa tu tập được nhiều chùa, thiền viện, trung tâm Phật giáo tổ chức trong những năm gần đây và đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ. Bùi Quỳnh Anh (Pháp danh: Diệu Anh) thì tâm sự: “Mình sinh năm 1996, quê ở Hải Dương. Hiện tại mình ăn chay trường và dành thời gian tu tập Phật pháp. Mình được biết tới Phật pháp gần 6 năm nay. Nhờ gặp Phật pháp mà mình đã vượt qua được rất nhiều vấp ngã trong cuộc sống đầu đời, thấu hiểu về nhân quả và vô thường và đặc biệt là đã vượt qua được căn bệnh trầm cảm đeo đẳng”. Chia sẻ thêm về gia cảnh của bản thân, Diệu Anh nói: “Lúc mình mới đỗ Đại học Dược Hà Nội và Y là nhà mình phá sản. Mẹ dắt mình về Hà Nội vất vả kiếm kế sinh nhai, đồng thời lo cho chồng con. Nhìn mẹ vất vả, áp lực cuộc sống mình đã không giúp được gì nên sinh ra bệnh trầm cảm. Nhưng nhờ Phật pháp mình giờ đây đã định vị được bản thân và quay trở lại học hành”.

Diệu Anh và Diệu Minh chỉ là 2 trong hàng trăm cô hái trẻ chúng tôi gặp trong những lần đến thăm các thiền viện, tịnh xá, chùa chiền trong hành trình tìm về cõi Phật. Khi được hỏi, tại sao các bạn lại chọn Phật giáo để tu thiền? Các bạn trẻ đều trả lời, tại một chữ Duyên. Và chính Đạo Phật đã thay đổi cuộc đời những bạn trẻ này.

{keywords}
 
{keywords}
Nhờ tu tập Phật pháp, Diệu Anh đã dứt được bệnh trầm cảm và trở về theo học tiếp tại Đại học Dược Hà Nội. Ảnh Đặng Hải

Tìm lại những giá trị sống

Cẩm Hường (sinh năm 2000, Pháp danh: Tuệ An) thì chia sẻ: “Trước khi mình biết đến Phật pháp, mình là một đứa con gái rất bướng, cứng đầu và khó dạy bảo. Mình rất ít nói chuyện hay tâm sự với cha mẹ, cũng không biết đến kính trọng, hiếu thảo với đấng sinh thành nên cũng đã không ít lần làm những điều dại dột khiến cha mẹ phải đau lòng. Không chỉ lấy đi bao nhiêu sự kì vọng, đó còn là những giọt nước mắt của mẹ cha. Mình càng thấm hơn khi mình biết mẹ mình đã rất khó khăn để sinh được ra mình và sau đó không thể thêm 1 lần sinh nở nữa”.

“Rồi khi vào cửa thiền tu tập, dần dần mình vỡ ra rằng không có ai quan tâm đến mình nhiều như cha mẹ. Dù cuộc đời có bỏ rơi mình thì cha mẹ vẫn luôn luôn dõi theo và không bỏ mặc mình. Dù mình có làm sai quấy điều gì, việc gì thì cha mẹ vẫn tha thứ, lo lắng và ủng hộ mình. Từ khi giác ngộ, mình càng mong muốn báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ. Chính những bài giảng về đạo hiếu, đạo làm con của các sư thầy khiến mình giác ngộ, hoan hỷ tiếp nhận, bắt đầu biết sửa lỗi và y giáo phụng hành”, Tuệ An nói thêm.

Lý giải về sự giác ngộ của các bạn trẻ sau khi tu tập giáo lý nhà Phật, Hòa thượng Thích Đàm Minh cho rằng: “Thật ra cuộc đời các cháu 15-25 tuổi chưa đủ dài đủ sâu để thọ lĩnh hết những đắng cay, phong vị của cuộc sống diễn ra hằng ngày. Khi gia đình có biến cố hoặc từ nhỏ đã được sống trong nhung lụa, ít được rèn rũa do bố mẹ bận mải làm ăn thì việc các em có những sự “lầm nỡ” hoặc hoang mang khi bước vào đời cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, khi được ảm hóa các em cũng sẽ dễ dàng nhận ra được chân lý cuộc đời, nhận ra được phải trái và những giá trị sống bản thân cần theo đuổi. Các khóa tu tập Phật giáo hiện nay cũng không có bí quyết gì cao siêu cả, chỉ là các thày đã khơi gợi được cảm xúc bản thân các em, đưa các em trở về đúng bản ngã và tiếp nhận được năng lượng tích cực, khiến các em cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Việt Hoàng – Đặng Hải

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !