Ích nước lợi dân: Dấu ấn đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang tiếp tục vận động tăng ni, Phật tử phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, các hoạt động xã hội từ thiện.

Chung tay phòng chống dịch Covid-19

Trung tuần tháng 7/2021, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam công bố Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm và Phương hướng hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm 2021.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 lại tiếp tục bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, làm ngưng trệ các hoạt động của xã hội, sản xuất kinh doanh, văn hóa xã hội, thể thao, giáo dục, lễ nghi tôn giáo, hoạt động quốc tế… Các hoạt động Phật sự của Giáo hội cũng bị ảnh hưởng, nhiều chương trình, kế hoạch đã phải tạm dừng, tạm hoãn.

Tuy nhiên, công tác từ thiện xã hội vẫn tiếp tục được duy trì tốt, góp phần đáng khích lệ vào công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cả nước.

Một trong những dấu ấn nổi bật nhất là các hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi ủng hộ nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trung ương Giáo hội, tăng ni, Phật tử các chùa đã ủng hộ trang thiết bị y tế, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho các bệnh nhân, những người bị nghi lây nhiễm tại các cơ sở cách ly tập trung, các y bác sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, lực lượng tình nguyện nơi tuyến đầu phòng chống dịch.

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trao 2 tỷ đồng vào tài khoản Quỹ Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời đăng ký 20 tỷ đồng giá trị các hàng hóa thiết yếu cứu trợ cho vùng dịch.

Mặt khác, hưởng ứng Quỹ Vắc xin do Thủ tướng kêu gọi, Hội đồng Trị sự đã trao 3,5 tỷ đồng vào tài khoản của Quỹ Vắc xin. Cùng với đó, Hội đồng Trị sự còn trao tặng TP.HCM 2 tỷ đồng để chung sức chống dịch.

Nhiều chùa, tăng ni còn tổ chức phát gạo, mỳ, nhu yếu phẩm cho những người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các cây ATM gạo, ATM nước nghĩa tình, các Siêu thị Hạnh phúc – 0 đồng… đã giúp cho người nghèo vượt qua được những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

{keywords}
Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn vận động các tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, các phong trào ích nước lợi dân. Ảnh: Bình Minh

Tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, ủng hộ quốc phòng, biên giới hải đảo, bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều hoạt động từ thiện xã hội đã được triển khai như chung tay xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết, cứu trợ đồng bào các tỉnh vùng sâu, vùng xa, ủng hộ xây dựng trường học, lớp học, phòng học tại các vùng sâu vùng xa, đắp đường, xây cầu, đóng giếng nước sạch... Nổi bật nhất là những mô hình bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện đã được các tự viện, các nhóm Phật tử thực hiện thường xuyên…

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố, tăng ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện còn vận động quyên góp, ủng hộ cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời như tặng nhu yếu phẩm, nước ngọt, các bình chứa nước loại lớn, các cây nước, giếng nước, máy lọc nước… Tổng số tiền từ thiện toàn Giáo hội thực hiện trong 6 tháng đầu năm là gần 760 tỷ đồng.

Nhìn chung, các thành tựu Phật sự đã đem lại niềm tin mạnh mẽ của toàn xã hội đối với Phật giáo, một tôn giáo luôn đồng hành với dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử.

Một trong những điểm nhấn trong chương trình hành động 6 tháng cuối năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sẽ tiếp tục vận động tăng ni, Phật tử phát huy tinh thần “Kính Phật – Phụng đạo – Yêu nước”, phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp, tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. 

Các tỉnh, thành hiện có 18.544 cơ sở Phật giáo, gồm 15.871 tự viện Bắc Tông; 462 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 tịnh xá, 467 tịnh thất, 998 niệm Phật đường, 54 tự viện Phật giáo người Hoa.

Tổng cộng có 54.169 tăng ni. Tín đồ Phật tử chiếm khoảng 60% trong tổng dân số cả nước.

Bình Minh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !