Gìn giữ vẻ đẹp của những bộ trang phục người Mông

Không chỉ may, thêu những bô trang phục Mông truyền thống để bán cho đồng bào mình, vợ chồng Thào A Sử còn bán/cho thuê cho những khách du lịch đến với Tà Xùa quê anh.

Về quê của cô Mị

Chúng tôi đến trung tâm xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) giữa những ngày cuối tháng 6/2021, khi mà ở Hà Nội cái nắng như đổ lửa lên tới gần 40 độ C, thì tại nơi đây nhiệt độ chỉ 20 độ C. Khí hậu mát mẻ khiến những đôi má của các thiếu nữ Mông luôn ửng hồng, tô điểm thêm nét xuân thì của những “cô Mị” thời hiện đại.

Dù chỉ cách trung tâm huyện Bắc Yên 14km, nhưng một dải các xã dọc theo tỉnh lộ 212 – con đường nối từ thị trấn Bắc Yên (Sơn La) sang thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) có độ cao chênh lệch lên tới cả 1.000m với trung tâm huyện. Chính nhờ chênh lệch độ cao, cộng với việc được thụ hưởng Khu bảo tồn quốc gia Tà Xùa - lá phổi xanh thiên nhiên che chắn nên khí hậu Tà Xùa chênh từ 10-15 độ C tùy từng thời điểm với trung tâm huyện.

Cũng nhờ khí hậu mát mẻ, cũng là nơi tập trung gần như 100% đồng bào là người Mông sinh sống quần tụ, nên các xã dọc theo tỉnh lộ 212 gồm: Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú vẫn giữ được các nét đặc trưng văn hóa trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Một trong những nét đẹp ấy chính là những sắc váy của phụ nữ Mông hiện diện trên khắp các ngả đường và càng trở lên rực rỡ hơn vào những ngày hội.

Trong mỗi chúng ta, chẳng mấy ai còn lạ lẫm với Vợ chồng A Phủ - tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài và cũng đã được chuyển tải thành bộ phim cùng tên. Quê hương của tác phẩm đi cùng với tháng năm này chính là Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La. Cuộc sống của người Mông tại Bắc Yên tuy vẫn còn rất khó khăn, nhưng những cô Mị thời đại 4.0 thì đã khác xưa và ngày càng xinh đẹp hơn trong những tấm váy đặc trưng của dân tộc mình.

Bảo tồn giá trị văn hóa Mông

Thào A Sử (22 tuổi, bản Tà Xùa, Bắc Yên) – chủ hộ của một trong năm gia đình đang sinh sống bằng nghề may đo và buôn bán quần áo Mông phục vụ cư dân địa phương cho biết: “Cuộc sống thay đổi khiến một số bộ phận nhỏ người Mông bọn mình kết hợp trang phục dân tộc với quần áo hiện đại giống người Kinh để tiện hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất thường nhật. Tuy nhiên, sự kết hợp ấy đa phần dành cho đàn ông còn phụ nữ Mông ở Bắc Yên nói chung, 6 xã vùng cao nói riêng vẫn rất trung thành với những bộ váy áo truyền thống”.

{keywords}
Những cô gái Mông ngày càng xinh đẹp hơn trong những tấm váy đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Việt Hoàng

Như để chứng minh câu nói của mình, A Sử quay sang giới thiệu vợ và em gái với chúng tôi rồi nói tiếp: Phụ nữ Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề.

“Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là nơi xen giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật. Những điểm nhấn trang trí hoa văn thường là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy cơ thể từng người. Phụ nữ Mông bắt buộc phải để tóc  dài và thường quấn quanh đầu. Có người đội khăn (quấn thành khối cao trên đầu), nhưng bọn ít tuổi thì không. Đồ trang sức đi kèm váy áo có khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn. Nhưng tùy thời điểm, nếu mặc hàng ngày thì chỉ váy và áo đơn giản thôi. Chỉ khi có lễ hội mới mặc đầy đủ như bọn bay vẫn thấy trên Tivi”, A Sử giới thiệu cặn kẽ như một nhà thiết kế thời trang đích thực.

Chúng tôi nhìn sang vợ A Sử hỏi: Sao A Sử rành hơn vợ thế? Thì chị Mùa Thị Dếch – vợ anh nói: “Thực ra nó đi nhập vải, chỉ và bán hàng nên nó phải rõ rồi. Còn may vá, thêu thùa, đóng khuy… là việc của mấy chị em. Áo nam của người Mông đơn giản hơn phụ nữ, thường chỉ là áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng cho dễ làm việc. Áo đàn ông Mông có hai loại: năm thân và bốn thân; còn quần nam là loại chân què ống rộng tiện cho việc đi rừng, leo núi. Cũng như phụ nữ, đàn ông Mông giờ thỉnh thoảng chít khăn, nhưng đa phần đội mũ. Áo và mũ đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn chỉ dung khi có lễ hội, lúc ấy đeo thêm vòng cổ để… tán gái thôi”, Dếch cười khanh khách khi nhìn chồng mình.

{keywords}
Thào Thị Hoa - em gái Thào A Sử với những bộ váy áo truyền thống của dân tộc Mông trong những lần mang váy áo cho khách du lịch thuê chụp ảnh. Ảnh: Việt Hoàng

Được biết, mỗi tháng vợ chồng A Sử bán được 20-30 bộ váy áo, mùa cao điểm du lịch có thể lên tới cả trăm bộ. Giá váy áo bình dân chỉ từ 200.000-300.000 đồng/bộ; giá váy áo đủ bộ, được thêu thùa công phu có thể lên tới cả chục triệu mỗi bộ. Ngoài mua váy áo may sẵn, những người phụ nữ lớn tuổi người Mông vẫn thường tự may vá quần áo cho mình. Hình ảnh những người phụ nữ Mông thêu may trước cửa nhà, trong sân vườn dưới cái nắng vùng cao như một bức tranh đa sắc màu. Chính những người phụ nữ này đang bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình và hình ảnh đẹp này cũng chính là nét đặc trưng của phụ nữ Mông nơi vùng cao Tây Bắc.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng số người Mông (H’Mông) tại Việt Nam là 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62/63 tỉnh, thành.

Người Mông có nhiều chi: Mông Đơ (trắng), Mông Lềnh (vàng), Mông Sy (Đỏ), Mông Súa (Hoa), Mông Đu (Đen). Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm.

Đồ trang sức của người Mông gồm: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay có 2 nhẫn là người đó đã có vợ hoặc có chồng. Ngoài ra, người Mông cũng thường dùng ô với tác dụng che mưa, che nắng; nhưng nó cũng là vật trang sức tạo nét duyên dáng cho các thiếu nữ.

Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !