Gia Lai: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Qua 5 năm thực hiện "Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016-2020)", tỷ lệ tảo hôn tại Gia Lai mới chỉ giảm được 0,34%.

Chuyện buồn chưa dứt

Khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai hiện có 48 thôn, làng thuộc 7 xã, 3 huyện, với tổng dân số hơn 49 ngàn người thuộc 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc tại chỗ(Jrai) chiếm 55,1%. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai từng bước được đầu tư xây dựng,trình độ dân trí và điều kiện dân sinh ngày càng được cải thiện.

Mặc dù vậy, vẫn còn một số thôn, làng, khu dân cư do mật độ dân số thưa thớt, đời sống kinh tế còn khó khăn, việc tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng trì trệ, bảo thủ trong tư duy xây dựng đời sống văn hóa mới, tạo ra những “kẽ hở” để các hủ tục lạc hậu âm ỉ tồn tại, trong đó có nạn tảo hôn.

Qua công tác điều tra, rà soát từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn 7 xã biên giới của tỉnh Gia Lai có 500 cặp vợ chồng, 752 trường hợp tảo hôn, với tỷ lệ nữ chiếm “ưu thế” (508 trường hợp so với 244 trường hợp ở nam). Đặc biệt, trong số này có tới 216 cặp cả vợ lẫn chồng đều tảo hôn.

Các trường hợp tảo hôn đều là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và độ tuổi tảo hôn phổ biến từ 14-17 tuổi, trong đó, có những bé gái “lấy chồng” khi mới 12 tuổi. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết địa bàn 7 xã biên giới, riêng các xã Ia Chía, huyện Ia Grai, Ia Pnôn (Đức Cơ), Ia Púch và Ia Mơ (Chư Prông).

Ngoài nguyên nhân nhận thức hạn chế và cuộc sống khó khăn (cha mẹ muốn con cái “bắt chồng” sớm để thêm nhân lực lao động), để xảy ra thực trạng trên còn có “lỗi” của các ban, ngành, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn; chính quyền thiếu kiên quyết trong xử lý các hành vi vi phạm Luật Hôn nhân gia đình. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên, hiệu quả đạt được chưa cao, dẫn đến tình trạng tảo hôn tại nhiều địa bàn đang có chiều hướng gia tăng.

{keywords}
Ra mắt Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn" tại làng Hlim (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Tâm Tâm

Kiên trì tuyên truyền, vận động

Trước thực trạng trên, để giảm thiểu và đẩy lùi tình trạng  tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã và đang phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức cho bà con về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong 5 năm qua, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức được 101 lớp tập huấn tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân,  tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với 7.320 lượt người tham dự; tổ chức 1.393 cuộc truyền thông, 647 cuộc tư vấn về tảo hôn và hôn nhân gia đình. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Gia Lai cũng chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch chuyên đề về tuyên truyền, vận động ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên khu vực biên giới.

Xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, mới đây, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 492/KH-UBND về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025" (giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mục đích của Đề án nhằm giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn DTTS có tỉ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho vùng DTTS.

Theo đó các hoạt động cụ thể để thực hiện Đề án gồm: Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng tiếng Việt, tiếng Bahnar và tiếng Jrai; xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống".

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số;  Cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tạo đàm, giao lưu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.

Đề án sẽ được triển khai trong vùng đồng bào DTTS của 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tâm Tâm

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !