Điện Biên đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lò Văn Tiến vừa chủ trì cuộc họp để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 42,9%

Tại cuộc họp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy: Từ đầu năm 2021, Sở đã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, diện tích rừng tại Điện Biên được quản lý, bảo vệ chặt chẽ với diện tích 409.319,6 ha; số vụ vi phạm giảm 26,9 % so với cùng kỳ năm 2020.

Được biết, diện tích rừng tại Điện Biện trong diện quy hoạch chung với 3 loại rừng chủ yếu: rừng nguyên sinh, rừng sản xuất và rừng kết hợp. Trong đó, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quản lý rừng ngoài quy hoạch được quản lý chặt chẽ, nghiêm túc. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ rừng; công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quản lý, theo dõi chặt chẽ. Chính vì vậy, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên ước đạt 42,9% (tăng 0,3% so với năm 2020, tương đương tăng 2.289,3 ha rừng).

Theo ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: Nhờ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên cho các chủ rừng được thực hiện tốt đã góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, 10/10 huyện, thị xã, thành phố tại Điện Biên cũng đã chủ động tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và các cơ chế chính sách cho người dân trong công tác giao đất, giao rừng và phát triển diện tích rừng mới trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Điện Biên đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc thực hiện giao đất, giao rừng và xây dựng kế hoạch thực hiện giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất lâm nghiệp giai đoạn năm 2019 - 2023 trên địa bàn cấp huyện. 9/10 huyện, thành phố xây dựng phương án kỹ thuật - dự toán kinh phí rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 – 2023. 5/10 huyện đã triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân.

{keywords}
Điện Biên đang linh hoạt trong việc giao đất, giao rừng cho người dân vùng đồng bào DTTS. Ảnh: Việt Hoàng

Đảm bảo sinh kế cho đồng bào DTTS

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục trong việc thực hiện Kế hoạch giao đất, giao rừng và công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn. Đơn cử, một số chủ rừng là hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư được giao rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng, còn thiếu trách nhiệm trong việc tuần tra, kiểm tra, khi phát hiện hành vi vi phạm không ngăn chặn, không báo cáo người có thẩm quyền.

Đặc biệt, tình trạng khai thác rừng, mua bán, vận chuyển, cất giữ trái pháp luật các loài gỗ vẫn còn xảy ra ở một số huyện biên giới hoặc địa bàn phức tạp như: Tuần Giáo, Tủa Chùa. Tình trạng phá rừng làm nương vẫn xảy ra ở nhiều nơi, hiện tượng tranh chấp rừng, đất rừng ở một số địa phương chưa giải quyết kịp thời khiến nhiều người dân… chán rừng. “Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS, lực lượng quản lý, bảo vệ đất, rừng cần phải được nâng lên. Đặc biệt, UBND cấp huyện, cấp xã cần tăng cường triển khai thực hiện giao đất, giao rừng và cấp Giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho người dân, giúp đồng bào an tâm bám đất, bám rừng”, ông Tiến cho biết thêm.

“Riêng quy hoạch 3 loại rừng thì rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chính là quy hoạch cho tương lai. Cụ thể, 2 loại rừng này phải bảo vệ nghiêm ngặt; trong khi diện tích đất quy hoạch rừng có thể là đất nương, nhà ở... người dân vẫn có thể canh tác bình thường”, Phó Chủ tịch Lò Văn Tiến kết luận.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Điện Biên có 494.786 người là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 82,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, các dân tộc anh em sinh sống tại Điện Biên có thể kể đến như: Thái, Mường, Tày, H’Mông, Kháng, Khơ Mú và Phù Lá… cư trú tại 1.441 thôn, bản.

Việt Hoàng – Hải Duyên

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !