Di tích chùa Vĩnh Nghiêm: Bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch

Nhiều giải pháp sẽ được triển khai nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), để nơi đây trở thành điểm hấp dẫn du lịch và nơi sinh hoạt tín ngưỡng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 775 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang. Thời gian thực hiện quy hoạch từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

{keywords}
Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Xuân Lộc

Một trong những nội dung đáng chú ý là việc quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tịch chùa Vĩnh Nghiêm được gắn với định hướng phát triển du lịch. Theo đó, sẽ có các sản phẩm du lịch lịch sử - văn hoá tìm về nguồn cội, có sự liên kết giữa di tích chùa Vĩnh Nghiêm với các điểm di tích nổi tiếng trong vùng như quần thể di tích đình, chùa Thổ Hà, di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, di tích lịch sử Khởi nghĩa Yên Thế, đền Suối Mỡ và quần thể di tích Tây Yên Tử.

Về sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan làng nghề, sẽ có các hoạt động ngoài trời và nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch sinh thái Suối Mỡ, Đồng Cao, Khu du lịch Khe Rỗ, Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng; các làng nghề truyền thống trong tỉnh Bắc Giang, như: Gốm và bánh đa làng Thổ Hà, rượu làng Vân, mây tre đan làng Tăng Tiến... của huyện Việt Yên; thưởng thức các món ăn đặc sản như bún Đa Mai, bánh đa Kế, bánh đa Thổ Hà, mỳ Chũ...

{keywords}
Hiện nơi đây vẫn còn nhiều kệ ván in kinh. Ảnh: Xuân Lộc

Cùng với đó là nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn hát quan họ, trò chơi dân gian, tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương…, và các lễ hội, sự kiện có chủ đề về lịch sử, văn hóa tại di tích chùa Vĩnh Nghiêm.

Đặc biệt, sẽ hình thành các tuyến, chương trình tham quan du lịch như: Tuyến du lịch văn hóa gắn với Phật Giáo Trúc Lâm, kết nối Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) với quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, khu Lăng mộ và Thái miếu nhà Trần (ở Đông Triều, Quảng Ninh), chùa Thanh Mai và khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, TP. Chí Linh (Hải Dương); Tuyến du lịch nội vùng trong huyện Yên Dũng; Các chương trình, tuyến du lịch trải nghiệm lịch sử kết hợp tham quan nghỉ dưỡng gắn kết chùa Vĩnh Nghiêm với các điểm di tích của tỉnh Bắc Giang và các khu vực phụ cận.

{keywords}
Nhiều hiện vật cổ được lưu giữ và trưng bày. Ảnh: Xuân Lộc

UBND tỉnh Bắc Giang được giao nhiệm vụ công bố quy hoạch, tiến hành cắm mốc giới, di dời các hộ dân trong khu vực quy hoạch di tích theo hồ sơ quy hoạch được duyệt; cập nhật ranh giới, diện tích Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm vào hồ sơ khoa học xếp hạng di tích và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang phù hợp với từng thời kỳ…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung chuyên môn các dự án thành phần thuộc quy hoạch đã được phê duyệt; Giám sát, kiểm tra tiến độ triển khai quy hoạch, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung và kế hoạch dược duyệt, tuân thủ theo trình tự, quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Phối hợp, hướng dẫn địa phương kết nối các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm góp phần phát huy hiệu quả giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm…

{keywords}
Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Xuân Lộc

Theo sử cũ ghi chép, chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự. Nơi đây vốn là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ rất nhiều kinh sách, cung cấp thông tin phong phú, đa dạng về lịch sử Phật giáo, tư tưởng hành đạo, nhập thế của thiền phái Trúc Lâm, văn học, phong tục tập quán cùng sự phát triển của nghề khắc in mộc thư và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam. Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.

Năm 2015, danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm chính thức được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Việt Hà

 

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !