Đa dạng thông tin dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí nước ta đã đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông tin đến nhân dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Việt Nam hôm nay đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nhóm thiệt thòi và nghèo nhất.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng thiểu số. Để chính sách đi vào thực tiễn, công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng, giúp người dân tiếp cận được nhiều thông tin chuẩn xác nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Có thể thấy, truyền thông làm thay đổi nhận thức của con người, dẫn đến sự tự nguyện thay đổi hành vi, một trong những yếu tố duy trì kết quả phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí nước ta với đa dạng các loại hình: báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và các kênh truyền thông như internet, mạng xã hội cùng với các tài liệu truyền thông như pano, áp phích, tranh, ảnh, tờ rơi, tờ gấp… đã đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông tin đến nhân dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cơ hội tiếp cận thông tin của người dân tộc thiểu số ngày càng được mở rộng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng internet đạt 61,3%, tăng hơn 9 lần so với năm 2015.

Thông tin từ Ủy ban Dân tộc cũng cho biết: Thực hiện Chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đến nay đã có 95% số xã được phủ sóng phát thanh truyền hình; xây dựng được hơn 16.000 điểm Bưu điện Văn hóa xã, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc đa dạng của người dân.

Chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc được chú trọng hơn, tăng cả số lượng đài và thời lượng phát sóng. Đài VTV, VOV, VTC, các đài phát thanh và truyền hình địa phương có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số đều phát chương  trình nhiều thứ tiếng dân tộc phù hợp với văn hóa của từng vùng miền. Riêng kênh VTV5 của đài VTV đã sản xuất và phát sóng 22 thứ tiếng dân tộc thiểu số.

{keywords}
Các ấn phẩm báo chí phong phú, đa dạng đã góp phần chuyển tải chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Ảnh Mạnh Hùng

Các ấn phẩm báo chí phong phú, đa dạng với gần 100 tờ báo viết, 200 trang thông tin điện tử cùng với hàng triệu tờ báo/tạp chí của 18 ấn phẩm báo chí cấp không thu tiền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần chuyển tải chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 – 2021 nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 – 2021, thời gian qua, số lượng ấn phẩm được cấp phát đa dạng, phong phú về mặt nội dung, nhiều lĩnh vực phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể đến các ấn phẩm Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc); Chuyên trang “Dân tộc thiểu số và miền núi” trên Báo Nhân dân hàng ngày; Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Đại biểu nhân dân; Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Đại đoàn kết; Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Tiền phong; Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Tin tức…

Từ các ấn phẩm báo chí, người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã tiếp cận được nhiều thông tin bổ ích như chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nhiều kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống, sản xuất, nâng cao hiểu biết. Thông tin về thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những gương điển hình về giảm nghèo thành công, hướng dẫn ứng dụng khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh … vẫn đều đặn được chuyển tải đến đồng bào ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững; vươn lên làm giàu và bảo tồn văn hóa truyền thống…

Mạnh Hùng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !