Công bố xã dân tộc đặc biệt khó khăn tại các địa phương

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách xã khu vực I, II, III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

51/63 tỉnh thành có xã dân tộc

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Trong số 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng số 1.673 xã khu vực I; 210 xã khu vực II; 1.551 xã khu vực III. Trong đó, 1.551 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) cũng chính là số lượng các xã sẽ được ưu tiên các chính sách của Chương trình 134, 135… giai đoạn sắp tới. Theo danh sách này, các địa phương có số lượng lớn xã dân tộc có thể kể đến như: Sơn La (202 xã); Lạng Sơn (199 xã); Hà Giang (192 xã); Gia Lai (176 xã); Thanh Hóa (174 xã); Cao Bằng (161 xã); Hòa Bình (145 xã); Lào Cai (138 xã); Yên Bái (132 xã); Nghệ An (131 xã); Đắc Lắk (130 xã); Điện Biên (126 xã); Tuyên Quang (121 xã); Thái Nguyên (110 xã); Bắc Kạn (108 xã); Lào Cai (106 xã)…

Được biết, số xã dân tộc được phân loại lần này được Chính phủ phê duyệt dựa trên đề xuất và báo cáo của các địa phương. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Dân tộc tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do hoàn thành xây dựng nông thôn mới, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính, thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính theo quy định hiện hành để tránh sai sót trong việc thụ hưởng chính sách.

Theo đại diện UBDT, các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực. Trong đó, tiêu chí để phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 được xác định như sau: Xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 1 trong 2 tiêu chí sau:1- Có tỉ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số).

2- Có tỉ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 1 trong các tiêu chí (Có trên 60% tỉ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã; Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên; Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm; Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông).

{keywords}
Cô Hà Ánh Phượng người dân tộc Mường cùng các em học sinh địa phương tại Thanh Sơn, Phú Thọ. Ảnh: Facebook nhân vật.

Tập trung giảm số lượng xã khu vực III

Được biết, theo phân loại xã khu vực I (xã bước đầu phát triển) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và có 1 trong 2 tiêu chí sau: 1- Có tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%; 2- Đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Xã khu vực II (xã còn khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã còn lại sau khi đã xác định các xã khu vực III và xã khu vực I.

Hiện cả nước còn tới 1551 xã thuộc khu vực III tức là số xã đặc biệt khó khăn đang chiếm gần 50% số xã dân tộc. Danh sách 1.551 xã đặc biệt khó khăn phân bố tại 39 tỉnh, trong đó tập trung ở 15 địa phương gồm: Hà Giang: 133 xã; Cao Bằng: 126 xã; Bắc Kạn: 67 xã; Tuyên Quang: 50 xã; Lào Cai: 70 xã; Yên Bái: 59 xã; Thái Nguyên: 15 xã; Lạng Sơn: 88 xã; Bắc Giang: 28 xã; Phú Thọ: 26 xã; Điện Biên: 94 xã; Lai Châu: 58 xã; Sơn La: 126 xã; Hòa Bình: 59 xã; Thanh Hóa: 21 xã...

Chính vì vậy, việc ưu tiên các nguồn lực và chính sách hỗ trợ các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, các xã đặc biệt khó khăn khu vực III nói riêng được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 này.

Nam Phương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !