Cây thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực đưa các giống chè mới vào sản xuất, những năm qua nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Lùng Vai đã được hình thành từ xa xưa với nhóm dân tộc chủ yếu là Nùng, Giáy, Dao... trải qua thời gian phát triển và sự biến đổi của lịch sử, Lùng Vai dần tiếp nhận thêm nhiều dân tộc khác đến sinh sống như: Kinh, Tày, H’mong,... tạo thành sự đa dạng về dân tộc. Tuy nhiên cộng đồng có sự ảnh hưởng lớn nhất cả về dân số và văn hoá thì là dân tộc Nùng. Tên Lùng Vai bắt nguồn từ tiếng Nùng, có nghĩa là: bãi thả trâu. Vì từ xưa nơi đây vốn là bãi thả trâu của người dân địa phương và các vùng lân cận. Xã Lùng Vai có thể coi là “cái nôi” của vùng chè huyện Mường Khương. Tại địa phương này, người dân đã làm quen với cây chè từ 48 năm trước (cây chè bắt đầu được trồng hàng hóa từ năm 1973).

Những ngày này, người trồng chè tại xã Lùng Vai đang bước vào vụ thu hoạch chè, đây là lứa chè được nhiều người mong đợi, bởi sản lượng chè tương đối cao nhờ thời tiết thuận lợi, có nhiều đợt mưa vừa và nhỏ nên chè sớm đâm búp.

Trên các đồi chè, không khí trở nên rộn ràng hơn khi búp chè năm nay đạt cả về năng suất và chất lượng. Tính đến nay toàn xã có gần trên 870 ha chè đang cho thu hoạch chủ yếu là giống chè Shan và chè chất lượng cao chè Bát Tiên, chè Ô long. Năm nay thời tiết thuận lợi nên cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó trên địa bàn xã còn có 2 nhà máy chế biến, cam kết tiêu thụ sản phẩm chè búp cho nông dân. Khi ký hợp đồng thu mua chè búp, các công ty cũng đồng thời cam kết cung ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng cho cây chè để nông dân thực hiện sản xuất an toàn.

Trồng chè đã giúp các hộ có thu nhập cả chục triệu đồng mỗi lứa hái chè. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp cũng đã đưa ra giá thu mua từ 6 - 9.000 đồng/kg tùy vào tiêu chuẩn chè búp mà nông dân thu hái. Những diện tích chè được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp vùng chè Lùng Vai tăng năng suất chè từ 10 - 15% và được quy bằng tiền là từ 4 - 5 triệu đồng/ha.

Xã Lùng Vai có 940 ha chè, trong đó có trên 790 ha chè kinh doanh, chè kiến thiết là 149 ha và 45 ha chè mới được trồng. Hiện, bà con đã thu hoạch được 2.330 tấn. Gần nửa thế kỷ qua, cây chè đang minh chứng được giá trị kinh tế ở vùng đất Lùng Vai này.

Cây chè đã và đang trở thành cây trồng mũi nhọn đem lại cuộc sống no ấm, ổn định cho người dân nơi đây. Với những định hướng rõ ràng, đầu ra ổn định, cây chè sẽ tiếp tục được người dân ở đây kỳ vọng về một con đường thoát nghèo bền vững.

{keywords}
Những đồi chè xanh mướt, đâm búp được trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Lùng Vai. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Thời tiết thuận lợi nên năng suất sản lượng chè Lùng Vai tương đối cao, người dân rất phấn khởi. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Nhiều hộ nông dân ở vùng trồng chè cũng đang đầu tư mở rộng diện tích, chú trọng sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn sạch, an toàn góp phần phát triển thương hiệu cho chè Mường Khương. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Cây chè là loại cây chủ lực của xã Lùng Vai. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Hiện nay, chè có giá 6.000 – 9.000 đồng/kg, với bà con trồng chè thì giá thu mua này cũng cho thu nhập tương đối cao. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Cây chè đã và đang trở thành cây trồng mũi nhọn đem lại cuộc sống no ấm, ổn định cho người dân nơi đây. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Đồi chè xanh mướt tại xã Lùng Vai. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Trong những năm qua, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xoá đói nghèo tiến tới làm giàu cho một số hộ dân trên địa bàn huyện Mường Khương. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Đầu ra sản phẩm cây chè thuận lợi là nguồn động lực quan trọng để người nông dân Lùng Vai yên tâm tập trung đầu tư phát triển cây chè. Ảnh: Thu Hiền
{keywords}
Nhiều hộ dân ở Mường Khương đã xây dựng được nhà cửa khang trang nhờ trồng chè. Ảnh: Thu Hiền

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !