Cần xử lý triệt để nạn xuyên tạc Phật giáo

Nhiều ý kiến kiến nghị các cơ quan chức năng cần phối hợp xử lý triệt để, không để tình trạng xuyên tạc Phật giáo tái diễn trong thời gian tới.

Xúc phạm tín ngưỡng khi đeo khẩu trang cho tượng Phật

Mới đây, cộng đồng Phật giáo dấy lên sự bất bình trước việc một cơ sở gốm sứ ở Hà Nội cho biết sẽ sản xuất dĩa gốm hình Bồ Tát Chuẩn Đề bịt khẩu trang 18 tay, bỏ hết Pháp khí, lo rửa tay sát khuẩn. Theo cơ sở gốm sứ này, thì Nhật Bản cũng đã đeo khẩu trang cho tượng “Bồ Tát khổng lồ” nhằm thể hiện mong muốn dịch bệnh Covid-19 sớm qua.

Tuy nhiên, nhiều tăng ni, Phật tử đã lên tiếng phản đối việc đeo khẩu trang cho tượng Phật. Bởi vì, nếu tìm hiểu kỹ, thì bức tượng Bồ Tát Quán Âm Tống Tử cao 57m tại ngôi đền thần đạo Houkokuji Aizu Betsuin ở TP. Aizuwakamatsu, tỉnh Fukushima (Nhật Bản) không phải là chủ trương của Tân Tăng Phật giáo Nhật Bản. Cách thực hành của Phật giáo Nhật Bản là chỉ thọ nhận giới Bồ Tát, không truyền giới Thanh Văn, cho nên Tăng Nhân Nhật Bản vẫn lập gia đình, thậm chí, họ còn công khai tuyển vợ trên báo chí. Vì thế, đứng về góc độ văn hoá và pháp luật của Nhật Bản. Việc đeo khẩu trang cho tượng Bồ Tát, thay cho lời cầu nguyện là hoàn toàn khả dĩ, nên không vấp phải sự phản đối của Phật giáo Nhật Bản.

Tuy nhiên, đối với tăng ni Phật tử Việt Nam, đeo khẩu trang cho tượng Phật, Bồ Tát là xúc phạm đến tín ngưỡng Việt Nam, vì đánh mất tính thiêng liêng, tôn quý và vô nhiễm nơi Đức Phật.

Có ý kiến phản biện: “Thật là ngớ ngẩn khi khẳng định đất nước Nhật Bản làm được, thì ở Việt Nam cũng làm được! Nói như vậy, chẳng lẽ điều gì ở nước ngoài không cấm, như bán dâm tại Thái Lan, buôn bán cần sa tại Canada, buôn bán súng ở Mỹ…mà pháp luật Việt Nam hiện tại đang cấm thì vẫn có quyền phạm pháp? Hay văn hoá giao thông của nước Anh là đi bên tay trái, thì vẫn có thể đem về áp dụng tại Việt Nam mà không cần tiếp biến văn hoá?”.

Các tăng ni, Phật tử nhấn mạnh, khi sống trong một quốc gia nào, mỗi người buộc phải tôn trọng văn hoá, truyền thống và pháp luật của nước đó.

Việc sản xuất loạt dĩa gốm Bồ Tát Chuẩn Đề đeo khẩu trang, sát khuẩn của cơ sở gốm sứ ở Hà Nội đã vi phạm Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”.

{keywords}
Văn hoá nghệ thuật Phật giáo gắn bó với đời sống tinh thần của nhân dân, cần được bảo vệ, gìn giữ, tránh bị xuyên tạc. Ảnh: Anh Duy

Gieo ấn tượng xấu về Phật giáo

Cách đây ít lâu, các tăng ni, Phật tử cũng đã bức xúc đề nghị Nhà xuất bản Mỹ thuật phải xin lỗi vì đã có hành vi xuyên tạc Phật giáo trong truyện tranh “Nghêu Sò Ốc Hến”, gieo rắc ấn tượng xấu về Phật giáo.

Được biết, truyện tranh “Nghêu Sò Ốc Hến” do tác giả Nguyễn Như Quỳnh biên Soạn và vẽ Tranh, người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc – Tổng Biên tập Đặng Thị Bích Ngân.

Theo đúng nguyên tác, “Nghêu Sò Ốc Hến” một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam, được chuyển thể qua nhiều thể loại sân khấu khác nhau, đã trở thành điển cố. Trong đó, nhân vật Nghêu là một thày bói.

Thế nhưng trong truyện tranh của Nguyễn Như Quỳnh, Nghêu là một vị sãi có nhiều hành vi xấu, không còn tư cách của một người tu chân chính. Việc cố tình tráo đổi thày bói Nghêu thành sãi Nghêu không những gieo rắc ấn tượng xấu về Phật giáo trong tâm tư trẻ nhỏ, khiến chúng xem thường và quay lưng lại với văn hoá dân tộc, mà còn xúc phạm đến tất cả Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước mà cơ quan đại diện là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Điều này vi phạm quy định trong Luật Xuất bản 2012. Cụ thể, Điều 10 khoản 1a, 1b và 1d đã quy định rõ những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản, trong đó, nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây: a) Tuyên truyền…, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tuyên truyền…, truyền bá tư tưởng…, lối sống dâm ô…, phá hoại thuần phong mỹ tục; d) Xuyên tạc… vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Do đó, tác giả Nguyễn Như Quỳnh và Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Mỹ thuật phải công khai xin lỗi Phật giáo, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xuất bản tác phẩm xuyên tạc Phật giáo, trái nguyên tác.

Trước tình trạng vẫn có những cá nhân, tổ chức cố tình xuyên tạc Phật giáo, nhiều ý kiến đề nghị các ban, ngành chuyên môn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phối hợp với cơ quan chức năng xử lý triệt để, không để tình trạng này tiếp diễn.

Anh Duy

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !