Bộ Tư pháp: Nên bỏ quy định không thuộc thẩm quyền của Thông tư quản lý tiền công đức

Bộ Tư pháp đề nghị bỏ dự thảo quy định về nguyên tắc quyên, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ vì không thuộc thẩm quyền của thông tư về quản lý thu, chi tiền công đức.

Cuối tháng 4/2021, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo Thông tư về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Nhiều nội dung trong dự thảo này đã vấp phải sự phản ứng, không đồng tình.

Mới đây, Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tư pháp cho rằng, việc ban hành thông tư là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại tình hình quản lý thu, chi tài chính cho công tác lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội trong 3 năm qua (kể từ khi Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội có hiệu lực thi hành đến nay) để làm cơ sở xây dựng Thông tư cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ Tài chính cũng cần rà soát tổng thể dự thảo Thông tư với Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 163/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi của thông tư.

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp đề nghị bỏ Điều 2 trong Dự thảo Thông tư về nguyên tắc quyên, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ vì các nội dung cụ thể quy định tại Điều này không thuộc thẩm quyền của Thông tư.

Mặt khác, Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội, thế nhưng dự thảo lại không quy định nguồn ngân sách Nhà nước mà hoàn toàn là nguồn tài trợ, công đức, nên cần cân nhắc kỹ việc can thiệp, “đóng khung” các nội dung chi. Trường hợp cần thiết, có thể bổ sung quy định mang tính mở.

{keywords}
Nhiều ý kiến cho rằng không nên quản lý tiền công đức của các cơ sở tôn giáo, nhà tu hành. Ảnh: Xuân Bách

Được biết, trung tuần tháng 6/2021, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có văn bản góp ý dự thảo Thông tư nêu trên của Bộ Tài chính.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam dẫn ra các điều khoản trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Bộ luật Dân sự năm 2015 để khẳng định tổ chức tôn giáo có quyền "nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tặng cho và nó là tài sản của giáo hội và nhà tu hành là thành viên của giáo hội". Đồng thời dẫn điều 53 Hiến pháp năm 2013 để khẳng định tiền công đức không phải là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Như vậy, có thể nói, dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính "không hợp hiến, không hợp pháp, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, không tôn trọng niềm tin, giáo lý và lễ nghi tôn giáo, không bảo đảm quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo và nhà tu hành, không bảo đảm sự bình đẳng của các tôn giáo trước pháp luật và không khả thi trong thực tiễn".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lưu ý, các cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng thời là di tích (đối tượng điều chỉnh của thông tư quản lý tiền công đức) và có hoạt động lễ hội thì có ba nguồn thu độc lập với ba chủ thể quản lý khác nhau: Một là tiền, tài sản công đức cho cơ sở tôn giáo, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo, xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt cho nhà tu hành thì thuộc quyền quản lý của trụ trì. Hai là tiền, tài sản tài trợ cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của di tích thì thuộc quyền quản lý của ban quản lý di tích. Ba là tiền, tài sản tài trợ cho hoạt động lễ hội thì thuộc quyền quản lý của ban tổ chức lễ hội.

Bởi vậy, đề nghị Bộ Tài chính phân định rõ ràng, minh bạch "tiền công đức cho cơ sở tôn giáo, nhà tu hành" hoàn toàn khác với "tiền tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội", để không quản lý tiền công đức.

Xuân Bách

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !