Bình Thuận: Nguy cơ mai một nghề gốm truyền thống của người Chăm

Nghề gốm được coi là nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm, thế nhưng lại đang đứng trước nguy cơ mai một.

Phương thức làm gốm độc đáo

Trong số 35 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thì người Chăm là dân tộc tại chỗ có nền văn hóa sớm phát triển và được kế thừa, gìn giữ gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong quá trình chung sống với các dân tộc anh em khác, người Chăm có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa qua lại và đã để lại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhiều di sản văn hóa quý giá như: Đền, tháp, tượng thờ, lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống…

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, do nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, nên các nghề thủ công truyền thống của người Chăm đã dần bị mai một, mất đi theo thời gian. Riêng nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trong Chương trình “Thế giới qua ngọn lửa hồng” được tổ chức tại Osaka (Nhật Bản) vào năm 1996, Ban Tổ chức đã mời một số nghệ nhân làng gốm Bình Đức mang cả nguyên liệu (đất sét, cát) và các dụng cụ làm gốm sang Nhật cùng với các nghệ nhân của 10 dân tộc khác trên thế giới trình diễn kỹ thuật làm gốm bằng phương thức thủ công truyền thống. Theo nhận xét của các chuyên gia Nhật Bản thì người Chăm Bình Đức còn duy trì và bảo lưu được phương thức làm gốm hết sức độc đáo. Cách làm gốm này hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng 10 dân tộc bảo lưu. Đối với những dân tộc khác thì cách làm gốm này đã thất truyền và chấm dứt cách đây khoảng 2.500 – 3.000 năm.

{keywords}
Gốm của người Chăm ở thôn Bình Đức được làm bằng phương thức thủ công truyền thống. Ảnh: Nhịp sống quê hương.

Nguy cơ mai một

Năm 2018, trong quá trình khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” để trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP.HCM đã điều tra, thống kê thì thấy làng gốm Chăm Bình Đức có 155 nghệ nhân, người hành nghề có uy tín và nắm giữ bí quyết, kỹ năng thực hành nghề gốm. Đến năm 2020, số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 cho biết, làng nghề gốm Bình Đức có 67 hộ/150 nghệ nhân đang duy trì nghề gốm, trong đó có 42 hộ/100 nghệ nhân tham gia sản xuất thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 triệu đồng/nghệ nhân/tháng.

Thế nhưng, theo số liệu thống kê của UBND xã Phan Hiệp năm 2021 thì hiện nay tại thôn Bình Đức chỉ có 40 hộ gia đình (chiếm gần 11% số hộ người Chăm trong thôn) với 44 nghệ nhân (chiếm gần 12% số nhân khẩu người Chăm trong thôn) thường xuyên duy trì nghề gốm. Như vậy, số lượng nghệ nhân đang làm nghề gốm ngày sàng suy giảm đáng kể theo thời gian.

Nhìn vào cơ cấu độ tuổi nghệ nhân làm gốm nêu trên, chỉ có 13 nghệ nhân (chiếm 8,4%) ở độ tuổi dưới 40. Điều này đồng nghĩa thế hệ trẻ người Chăm địa phương ngày càng thờ ơ, ít quan tâm đến việc học và thực hành nghề gốm; từ đó dẫn đến việc trao truyền nghề giữa các thế hệ nghệ nhân lớn tuổi cho thế hệ trẻ đang gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì nghề gốm sẽ bị mai một và mất đi trong thời gian không xa.

Được biết, mới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình” (hiện đang lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của công chúng).

Đây là một việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển trong tiến trình hội nhập. 

Nghề gốm được coi là nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm. Trong những thập niên gần đây, do tác động của khoa học và công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường… nên nghề này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm không ổn định, thu nhập của các gia đình và nghệ nhân làm gốm thấp… Nếu không có giải pháp kịp thời thì  nghề gốm sẽ bị mai một trong tương lai không xa.

Anh Duy

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !